GIỚI THIỆU 04/10/2016 12:42

TÓM TẮT DỰ ÁN

Tên dự án: Dự án Giảng dạy theo hướng phòng tránh sai sót y khoa
Địa điểm thực hiện dự án: Trường Đại học Y Dược – Đại Học Huế
Ngân sách: Eramus + (Uỷ ban Châu Âu) tài trợ
Thành phần tham gia: Đại Học Y Dược - Đại Học Huế. Đồng tham gia vào dự án này là 9 trường Đại học của Liên minh Châu Âu (SGUL, MU, AUTH, KI), Ukraina (ZSMU, BSMU), Cộng hoà Kazakhstan, (KSMU, JSC AMU), và Đại học Y Hà Nội.

Mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của dự án

Mục tiêu dài hạn
Các phương pháp giảng dạy sẽ được cải thiện, làm giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong của người bệnh do những sai sót y khoa. Từ đó, chi phí chăm sóc y tế sẽ giảm, đi, chất lượng điều trị sẽ tăng lên và nâng cao niềm tin của cộng đồng vào các y bác sĩ và y học.
Ngoài ra, giảng dạy dựa trên các sai sót y tế tại các Trường đại học sẽ là cơ sở cho việc tăng cường mối quan hệ với bệnh nhân - bác sĩ, hạn chế các tác hại có thể xảy ra và cải thiện vấn đề an toàn trong chăm sóc sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

Mục tiêu ngắn hạn
1. Phát triển phương pháp luận bệnh nhân ảo dựa trên trường hợp bệnh nhân ảo, cho phép các bác sĩ tương lai tránh mắc phải những sai sót y khoa phổ biến nhất trong quá trình chẩn đoán và điều trị trên một môi trường an toàn trước khi tiếp xúc với bệnh nhân thực sự;
2. Chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm từ các tổ chức đã thực hiện thành công phương pháp học tập tại khoa nhi, phát triển ở lĩnh vực nhi khoa (mô-đun) trong mỗi Trường như là các nghiên cứu mẫu mực;
3. Sử dụng các kinh nghiệm thu được trong nghiên cứu mẫu mực để tạo nguồn lực tương tự trong lĩnh vực lâm sàng khác nhau trong mỗi trường;
4. sử dụng ePBLnet, MEFANET và mạng lưới giáo dục y tế khác để tạo ra, chia sẻ và phổ biến các nguồn lực với nhiều ngôn ngữ khác nhau, đến từ nhiều nguồn văn hoá khác nhau nhằm tránh hoặc giảm thiểu những sai sót y khoa.

CÁC NHÓM HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Điều chỉnh chương trình giảng dạy để thực hiện giảng dạy dựa trên sai sót y khoa:

  • Phân tích chương trình giảng dạy và xác định mô-đun phù hợp với nhi khoa để thực hiện giảng dạy dựa trên sai sót y khoa;
  • Xác định và thống nhất về môn học để xây dựng các trường hợp mới trong chương trình giảng dạy;
  • Tái sử dụng các trường hợp trong nhi khoa được xây dựng bằng tiếng Anh để giảng dạy dựa trên các sai sót y khoa;
  • Xem xét nguồn lực sẵn có để đào tạo nhân viên, mua trang thiết bị cần thiết lập một phòng thực hành tại Trường;
  • Cử một cán bộ nòng cốt tại ĐHYD tham gia khoá đào tạo tại Đại học St George's – Luân Đôn (SGUL) và cán bộ này sẽ về đào tạo lại cho đội ngũ giảng viên tại Trường;
  • Tạo chiến lược đánh giá cho thành tích sinh viên dựa trên kết quả học tập được xác định.

Hoạt động 2: Điều chỉnh và thực hiện các trường hợp nhi khoa để giảng dạy dựa trên sai sót y khoa:

  • Áp dụng, hoàn thiện các trường hợp bệnh nhân ảo nhằm tìm hiểu về các sai sót y khoa bằng tiếng Anh;
  • Dịch các trường hợp nhi khoa này sang tiếng Việt;
  • Tái sử dụng và ứng dụng các trường hợp nhi khoa về sai sót y khoa theo bối cảnh chăm sóc sức khỏe tại địa phương;
  • Test thử các trường hợp nhi khoa này với các giảng viên và sinh viên trong trường;
  • Điều chỉnh các trường hợp nhi khoa trên theo những phản hồi từ giảng viên và sinh viên
  • Đưa các trường hợp nhi khoa này vào chương trình giảng dạy;
  • Tạo ra các công cụ đánh giá kết quả quá trình học (Câu hỏi nhiều lựa chọn/ trường hợp nhỏ/ trường hợp bệnh nhân ảo) của sinh viên đối với các trường hợp nhi khoa trên;
  • Tạo ra các câu hỏi để đánh giá thái độ của sinh viên đối với các trường hợp nhi khoa này;
  • Đánh giá thành tích của sinh viên trước và sau khi tiếp xúc với các trường hợp nhi khoa trên;
  • Khảo sát thái độ của sinh viên với các trường hợp nhi khoa trên.

Hoạt động 3: Phát triển và thực hiện các trường hợp mới để dạy dựa trên các sai sót y khoa:

  • Lập kế hoạch đào tạo cho giảng dạy dựa trên sai sót y khoa trong những trường hợp lâm sàng được lựa chọn;
  • Tham gia các nội Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các giảng viên có liên quan đến các trường hợp nhi khoa này và giảng viên mới tham gia;
  • Đào tạo các giảng viên mới tham gia để viết các trường hợp liên quan đến giảng dạy dựa trên sai sót y khoa;
  • Xác định kết quả học tập cho các trường hợp mới;
  • Tạo ra các trường hợp mới theo kết quả học tập được xác định;
  • Đánh giá đồng đẳng các trường hợp mới này và điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp
  • Thử nghiệm các trường hợp mới này với các giảng viên và sinh viên trong trường;
  • Điều chỉnh các trường hợp dựa theo các thông tin phản hồi;
  • Đưa các trường hợp mới này vào chương trình giảng dạy;
  • Tạo ra các công cụ đánh giá quá trình học của sinh viên (Câu hỏi nhiều lựa chọn/ trường hợp nhỏ/ trường hợp bệnh nhân ảo);
  • Tạo ra các câu hỏi để đánh giá thái độ của sinh viên;
  • Đánh giá hoạt động của học sinh trước và sau khi tiếp xúc với các trường hợp này;
  • Khảo sát thái độ của sinh viên với các trường hợp mới.

Hoạt động 4: Đánh giá và kiểm soát chất lượng

  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng
  • Kiểm tra đảm bảo chất lượng
  • Xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết
  • Thu thập dữ liệu đánh giá
  • Phân tích dữ liệu
  • Báo cáo chất lượng tiến trình
  • Báo cáo đánh giá tiến trình

Hoạt động 5: Tuyên truyền

  • Tạo dự án web-site;
  • Tạo các hội thảo, diễn đàn;
  • Tham gia và trình bày tại các hội nghị, đại hội về giáo dục y khoa; 
  • Xuất bản các bài báo trên tạp chí.
Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế