Đào tạo Đại học

Giới thiệu

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

1. Quy mô và các chuyên ngành đào tạo

- Từ năm 1998 đến nay, Trường được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo nhiều ngành đào tạo Đại học trong nhóm ngành khoa học sức khoẻ. Trường đang đào tạo 22 ngành và chuyên ngành, trong đó, Hệ Chính qui 09 ngành (Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học Dự phòng, Y học Cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Y tế Công cộng); Hệ liên thông chính qui có 07 ngành (Y đa khoa, Y học Dự phòng, Y học Cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học); Hệ liên thông hình thức vừa làm vừa học có 06 ngành và chuyên ngành( Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng phụ sản, Điều dưỡng Gây mê Hồi sức, Xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, , Y tế Công cộng) .

- Quy mô đào tạo Đại học ngày càng tăng, nhất là trong 05 năm gần đây: quy mô năm học 2010-2011 là 7.061 sinh viên, năm học 2011-2012 là 7.779 sinh viên, năm học 2012-2013 là 8.904 sinh viên, năm học 2013-2014 là 9.625 sinh viên, năm học 2014-2015 là 10.191 sinh viên (hệ chính quy 7891 sinh viên, hệ liên thông 2300 sinh viên).

- Đặc biệt Nhà trường rất quan tâm đào tạo nhân lực y tế theo chế độ cử tuyển, theo địa chỉ sử dụng cho các tỉnh miền núi, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên còn thiếu cán bộ bao gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, ...

- Bên cạnh đó Nhà trường còn tổ chức đào tạo nguồn nhân lực y tế cho nước bạn Lào với số lượng hiện nay là: 105 sinh viên đang học tập từ năm dự bị, năm thứ nhất đến năm thứ sáu của các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược học.

2. Công tác đảm bảo chất lượng đào tạo

- Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình chi tiết cho 9 ngành đào tạo đại học hệ chính quy và 11 chương trình chi tiết cho hệ liên thông trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ, đảm bảo tốt việc thực hiện chương trình, bố trí các môn học và điều chỉnh đơn vị học trình phù hợp với tình hình thực tế của Trường, theo đúng quy định của Bộ, đến nay, tất cả các ngành đào tạo đều đã có chương trình chi tiết, có kế hoạch giảng dạy cụ thể cho từng năm học. Đặc biệt từ năm học 2007-2008 đã xây dựng chuyển đổi chương trình đào tạo và xây dựng đề cương chi tiết theo hệ thống tín chỉ cho hai ngành: Y học dự phòng và Y tế Công cộng hệ chính quy. Bắt đầu từ năm học 2014-2015 sẽ thực hiện xây dựng chuyển đổi chương trình đào tạo và xây dựng đề cương chi tiết theo hệ thống tín chỉ cho tất cả các ngành đào tạo.

- Thường xuyên hoàn chỉnh và bổ sung chương trình chi tiết cho tất cả các loại hình đào tạo, biên soạn đầy đủ giáo trình giảng dạy, những giáo trình có chất lượng được in thành sách.

- Hầu hết các Khoa, Bộ môn đã tổ chức thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, chấm thi tập trung cho các học phần thi lý thuyết trong các học kỳ. Thành lập giáo viên chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập để tăng cường công tác triển khai chương trình, kế hoạch đào tạo, giám sát thi, kiểm tra và học tập của sinh viên.

- Đổi mới phương pháp lượng giá sinh viên theo hướng khách quan, đảm bảo 100% các học phần lý thuyết được giảng dạy tích cực và đánh giá theo hướng khách quan (thi trắc nghiệm).

- Tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng các dự án hợp tác. Thông qua hợp tác quốc tế để đào tạo, tạo nguồn ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu công tác đào tạo hiện nay.

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”.

3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo

- Xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, tương đối hoàn chỉnh và các cơ sở thực tập đủ để đào tạo trên 10.000 sinh viên mỗi năm.

- Hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm tiếp tục được mở rộng với trên 50 giảng đường, phòng học có các trang thiết bị giảng dạy tích cực bằng máy chiếu projector, có trên 40 phòng thực tập, phòng thí nghiệm liên hoàn và đồng bộ, tạo điều kiện tốt cho sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.

- Các cơ sở thực hành: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Thành phố Huế, Bệnh viện Tâm thần tỉnh TT Huế, Bệnh viện Mắt tỉnh TT Huế, Bệnh viện Răng hàm mặt tỉnh TT Huế, Bệnh viện ĐD-PHCN tỉnh TT Huế, Trung tâm SKBVBM-TE tỉnh TT Huế, Bệnh viện Đà Nẵng, Phòng Quản lý Dược Sở Y tế tỉnh TT Huế, Công ty CP Dược TW Medipharco Huế, Trung tâm KNDP Sở Y tế tỉnh TT Huế và một số Bệnh viện đa khoa thuộc một số tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Cơ sở thực tập cộng đồng: các Trạm Y tế xã Thuỷ Vân, Thuỷ Phù, Thuỷ Phương, Hương Hồ, Thuỷ Biều; Trung tâm y tế thị xã Hương Trà, Trung tâm y tế thị xã Hương Thuỷ, Trung tâm y tế huyện Quảng Điền thuộc tỉnh TT Huế; các Trung tâm Y học Dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Truyền thông – GDSK, Chi cục Vệ sinh - An toàn thực phẩm thuộc các tỉnh TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, …

    Slot nusa
Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế