Biến chứng cúm A/H5N1 khả năng gây bệnh và biện pháp phòng chống 28/01/2015 10:16
Trần Đình Bình - Bộ môn Vi Sinh - Trường Đại học Y Dược Huế
Cúm là bệnh cảnh thông thường, nhiều người mắc. Đa phần người bệnh có thể tự khỏi mà không cần đến bệnh viện. Biểu hiện thường là hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau họng, đau mỏi người, nếu không có bội nhiễm và biến chứng bất thường thì bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số loại có thể bùng phát thành những ổ dịch lớn. Tại Việt Nam, thời gian gần đây ghi nhận hai dịch cúm đáng chú ý là cúm gia cầm H5N1 và cúm đại dịch H1N1.
- Ca mắc cúm gia cầm H5N1 xuất hiện đầu tiên vào năm 2003, lây lan tại 15 quốc gia với hơn 600 người mắc bệnh, biến chủng virut cúm này đã biến đổi thành một chủng có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao, có thời điểm đến 100%.
- Cúm đại dịch H1N1 (có nguồn gốc từ lợn) bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Hàng nghìn người đã nhiễm virut cúm và hơn 50 trường hợp tử vong. Đến nay virut này tồn tại giống như một loại cúm thường.
- Mới đây, vào đầu tháng 3, Tân Hoa xã của Trung quốc đã thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm cúm H7N9 và đã tử vong ở một cụ ông 87 tuổi tại Thượng Hải và cho đến nay đã có 63 người nhiễm với 14 trường hợp đã tử vong.
Rõ ràng, chúng ta đang đối mặt với một đại dịch cúm H7N9 rất có thể sẽ xảy ra nếu chúng ta không có những chuẩn bị tốt nhất. Bài viết này tổng hợp một số vấn đề quan trọng về cúm A/H7N9.
1. Virut học:
Virut cúm gia cầm có tên khoa học là avian influenza thuộc họ Orthomyxociridae, nhóm A, là tác nhân gây bệnh cúm ở người và động vật. Virut này có cấu trúc kháng nguyên gồm 4 loại: Kháng nguyên nucleocapsid là thành phần đối xứng hình xoắn ốc nằm bên trong vỏ bọc, bản chất hóa học là nucleoprotein; Kháng nguyên protein M: là thành phần cấu trúc cơ bản của vỏ bọc. Dựa vào kháng nguyên Nucleicapsid và kháng nguyên Protein M, người ta chia các chủng virut gây bệnh cúm ra thành 3 týp huyết thanh là A, B và C. Virut cúm gia cầm thuộc týp huyết thanh A; Kháng nguyên Hemagglutinin và kháng nguyên Neuraminidaza: là thành phần kháng nguyên nằm trên vỏ bọc của virut, bản chất là glycoprotein. Kháng nguyên H - giúp virut dễ bám vào tế bào, và kháng nguyên N - giúp virut dễ dàng chui vào trong tế bào. Kháng nguyên H đặc trưng cho týp virut, còn kháng nguyên N đặc trưng cho thứ týp (subtype). Các cấu trúc H và N của virut cúm có thể thay đổi trong từng thứ týp. Hiện nay có 16 cấu trúc kháng nguyên H (H1 đến H16) và 9 cấu trúc kháng nguyên N (N1 đến N9) khác nhau.
Virut cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi. Trong đó kháng nguyên H và kháng nguyên N là thay đổi rõ nhất. Chỉ cần những đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, tạo ra một biến chúng cúm mới. Hằng năm, quá trình này gây nên dịch cúm trên diện rộng, thường xảy ra vào cuối thu và đầu xuân. Đại dịch cúm thường liên quan tới sự thay đổi cơ bản gen ở virut cúm A tạo nên một týp virut mới. Kháng nguyên bề mặt không bị biến đổi mà được thay thế bằng một kháng nguyên mới hoàn toàn khác biệt. Khi đột biến gen xảy ra, toàn bộ cộng đồng chưa có miễn dịch đối với týp virut cúm mới đó. Ví dụ, năm 1957, một týp cúm A mới là H2N2 thay thế cho týp H1N1 đã lưu hành trên người trong gần 4 thập kỷ.
Virut H5N1 mà thế giới đã đang đối phó là loại virut có khả năng biến thể rất cao. Virut này có thể tạo ra biến đổi gen có thể lây từ người sang người, đó là điều lo lắng nhất của chúng ta hiện nay. Cũng có thể là virut H5N1 kết hợp với virut cúm ở người tạo ra một loại virut mới có đầy đủ tính năng của hai loại virut cũ, dễ dàng tạo ra đại dịch cúm cho người với mức độ tủ vong cao.
Virut cúm A/H7N9 là một biến thể được báo cáo lần đầu tiên vào đầu tháng 3 tại Trung quốc, cho đến nay đã báo cáo hơn 20 người mắc bệnh với 6 ca tử vong. Đây là biến chủng virut có độc lực rất mạnh, tỷ lệ tử vong rất cao ở những người nhiễm bệnh.
Rõ ràng, chúng ta đang đối mặt với một đại dịch cúm H7N9 rất có thể sẽ xảy ra nếu chúng ta không có những chuẩn bị tốt nhất. Theo nhận định của tổ chức y tế thế giới (WHO), nếu đại dịch cúm trên người xảy ra thì hiểm họa là khôn lường. Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.
2. Các biến chủng của virut cúm
Tất cả các phân nhóm của virut cúm A đều có thể lây nhiễm các loài chim nên được gọi chung là Avian ìnluenza virut (AI). Chúng được chia thành các phân nhóm dựa vào loại protein hemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nằm trên lớp vỏ protein bao bọc lõi virut. Có tất cả 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân nhóm protein N, như vậy tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virut cúm gà khác nhau. Ngoài ra, tất cả mỗi phân nhóm virut trên lại có thể chia làm 2 phân nhóm xâm nhiễm: đặc tính xâm nhiễmthấp (LPAI) và cao (HPAI), điều này phụ thuộc vào độc tính của virut đối với các quần thểgia cầm.
Các đặc điểm di truyền giữa các biến chủng gây bệnh trên người và trên gia cầm có sự khác biệt đáng kể. Ngay cả trong các phân nhóm của virut cúm gà cũng mang những đặc điểm khác nhau. Các virut cúm gà H5 và H7 có thể có cả dạng "gây nhiễm cao" và "gây nhiễm thấp", phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chúng gây ra; tuy nhiên, virut cúm H9 thì chỉ có dạng "gây nhiễm thấp".
H1N1
Là chủng virut cúm A được phân lập đầu tiên. Đầu tháng 10 năm 2005, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ đã khôi phục thành công chủng virut gây ra dịch cúm Tây Ban Nha. Những trình tự gen cho thấy đại dịch năm 1918 này là do virut H1N1 gây ra, thường được coi là chủng gây cúm lợn nhưng có khả năng truyền nhiễm trực tiếp từ chim sang người. Năm 2009, biến chủng virut này trở lại gây bệnh ở Mexico với số lượng người mắc và tỷ lệ tử vong cao. Tổ chức y tế thế giới đã ban bố báo động đỏ trên toàn cầu về nguy cơ nhiễm cúm A/H1N1.
H5N1
H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ năm 1997 đến nay, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báo rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để tạo thành một chủng virut có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu với tỉ lệ tử vong trên người là rất lớn.
H2N2
H3N2
Phát triển từ chủng H2N2 do biến đổi di truyền và gây nên dịch cúm Hồng Kông vào năm 1968, 1969 đã gây tử vong 750,000 người, Đây là đại dịch gây tử vong lớn nhất thế kỷ 20.
H7N2
Với sự bùng phát phân nhóm H7N2 trong gia cầm vào năm 2002, 44 người đã được phát hiện là bị nhiễm virut tại bang Virginia, Hoa Kỳ.
H7N3
Ở Bắc Mỹ, người ta đã phát hiện chủng virut cúm gà H7N3 tại một số trang trại gia cầm tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Cho đến tháng 4, 2004, đã có 18 trang trại phải cách ly để ngăn ngừa sự lan truyền của loài virut này. Có 2 trường hợp người dân vùng này bị nhiễm virut cúm.
H7N7
Trong năm 2003 ở Hà Lan, 89 người đã được chẩn đoán là nhiễm virut cúm H7N7 sau một đợt dịch cúm gia cầm từ một số trang trại lân cận. Một trường hợp đã tử vong.
H9N2
Loại virut này đã được nghiên cứu cho thấy chỉ là dạng "gây nhiễm thấp". Có 3 trường hợp phát hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông cho thấy bị nhiễm virut.
H7N9
Xuất hiện tại Trung Quốc là lần đầu tiên gây bệnh trên người. Bệnh diễn biến giống cúm gia cầm H5N1, viêm phổi diễn biến rất nhanh trong vòng 24 giờ đầu, tổn thương phổi nặng, bệnh nhân vào viện đều trong tình trạng cấp cứu, khó thở. Tim và thận ít bị tổn thương, nhưng có bằng chứng tiêu cơ, tăng men gan, tỷ lệ tử vong cao.
3. Dịch tễ học
Cho đến nay, các chuyên gia y tế chưa thể xác định được những trường hợp nhiễm bệnh và tử vong do nhiễm virut từ đâu, trong hoàn cảnh nào...Việc virut cúm A/H7N9 mới bùng phát tại Trung Quốc đã khiến giới chức nước này cũng như giới chức y tế quốc tế đặc biệt lo ngại. Trong đó lo ngại hơn cả là chưa xác định được ổ dịch cũng như cơ chế lây lan của dịch bệnh. Ngay sau khi xuất hiện những trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 đầu tiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã chia sẻ chuỗi gen của virut này cho các nhà khoa học khắp thế giới để giúp tìm hiểu xem nó hoạt động ra sao và có ở những loài vật nào. Kết quả ban đầu cho thấy virut H7N9 có thể lây lan thầm lặng giữa gia cầm không bị bệnh khiến việc xác định ổ dịch trở nên khó khăn.
Vì thế, các nhà khoa học tại một số viện nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo khả năng phát hiện loại virut cúm gia cầm mới H7N9 còn khó hơn virut H5N1. Virut mới này dường như đã biến đổi gene để có thể lây lan sang những động vật khác dễ dàng hơn, như lợn nên những động vật này có thể trở thành vật chủ để phát tán virut sang con người.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu không có hiện tượng gia cầm chết hàng loạt thì rất khó có thể tìm ra nguồn lây nhiễm và ngăn chặn sự lây lan. Chuyên gia và giới chức y tế thế giới lo ngại virut cúm A/H7N9 có thể sẽ là vấn đề lớn hơn đại dịch cúm A/H5N1 nếu nó tiếp tục lây lan ở Trung Quốc và sang các nước, vùng lãnh thổ bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu không có hiện tượng gia cầm chết hàng loạt thì rất khó có thể tìm ra nguồn lây nhiễm và ngăn chặn sự lây lan. Chuyên gia và giới chức y tế thế giới lo ngại virut cúm A/H7N9 có thể sẽ là vấn đề lớn hơn đại dịch cúm A/H5N1 nếu nó tiếp tục lây lan ở Trung Quốc và sang các nước, vùng lãnh thổ bên ngoài.
Giới chức Y tế Trung Quốc giờ đây thiên về nhận định cho rằng, khả năng H7N9 ký sinh trên chim di cư khi đưa ra mấy nhận định như lục địa Trung quốc nằm trên đường di cư của nhiều loài chim. Đến nay, 25 chủng virut H7N9 mà con người biết được đều thấy có trên chim chứ không thấy trên gia cầm. Các chủng virut này được phát hiện ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu, nơi cư trú của chim di cư. Còn Trung quốc chỉ là nơi các vật mang virut bay qua mà thôi.
Đặc điểm dịch tễ học của cúm H7N9 ở người là cho đến nay chưa khẳng định được tình trạng lây lan trực tiếp từ người sang ngưòi như các loại cúm thông thường khác. Các loại gia cầm (chủ yếu là gà, vịt) được cho là vật chủ trung gian chủ yếu lây mầm bệnh H7N9 trực tiếp sang người. Tuy nhiên virut H7N9 cũng được tìm thấy trên chim bồ câu và chim cút, vì thế có thể được coi là một vật chủ trung gian truyền bệnh.
4. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
4.1. Bệnh phẩm
Bệnh phẩm để chẩn đoán cúm gia cầm ở người cá thể là chất ngoáy mũi, chất ngoáy họng, nước rửa mũi họng của bệnh nhân hoặc từ tổ chức phổi của ngững bệnh nhân tử vong.
Bệnh phẩm khi chẩn đoán cúm ở gia cầm có thể là máu gia cầm, phân, dịch tiết ở họng, dịch dãi chảy ra ngoài...hoặc tổ chức phổi, máu của gia cầm chết.
4.2. Phương pháp chẩn đoán
Hiện có nhiều phương pháp để chẩn đoán cúm gia cầm, có thể sử dụng các test chẩn đoán nhanh, nuôi cấy phân lập virut, thử nghiệm PCR để tìm virut...
+ Nuôi cấy phân lập virut: người ta phân lập virut bằng cách tiêm truyền bệnh phẩm đã xử lý vào túi ối của phôi gà 13-15 ngày tuổi. Ủ 3 ngày ở nhiệt độ 35oC, hút nước ở khoang ối ra để tìm virut bằng thử nghiệm ức chế ngưng kết hồng cầu.
+ Thử nghiệm PCR (polymerase chain reaction) và thử nghiệm RT-PCR (reverse transcriptase- polymerase chain reaction) tìm kháng nguyên virut: bệnh phẩm được xử lý và sử dụng kỹ thuật PCR tìm kháng nguyên virut ở trong bệnh phẩm. Kỹ thuật này rất nhạy nhưng đòi hỏi nhiều phương tiện và hóa chất.
+ Các test chẩn đoán nhanh: để tìm kháng nguyên virut trong mẫu bệnh phẩm với các kháng huyết thanh mẫu hoặc tìm kháng thể trong máu bệnh nhân hoặc gia cầm với bộ kháng nguyên mẫu.
+ Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp để xác định sự hiện diện của virut trong nước súc họng của người bệnh hoặc gia cầm bệnh.
5. Dự phòng và xử lý
Những ngày gần đây cả thế giới như nóng lên bởi một hiểm hoạ có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Việt Nam chưa có trường hợp nào dương tính với virut cúm A/H7N9, vì thế chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp dự phòng hữu hiệu và đối phó với nguy cơ dịch bệnh xảy ra.
5.1. Dự phòng chung
- Ngăn chặn việc sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, hạn chế ăn thịt và chế biến gia cầm.
- Thực hiện tốt hành vi cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y.
- Người trở về nước tư khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khoẻ cho cơ quan y tế địa phương.
- Dùng Chloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại thường xuyên trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm.
- Khi có các biểu hiện cúm như: ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sơ y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
5.2. Dự phòng và điều trị đặc hiệu
Trong vòng 48 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng bị nhiễm cúm, có thể theo chỉ định của thầy thuốc mà sử dụng TAMIFLU (tên khoa học là oseltamivir phosphate), là thuốc kháng virut và chỉ có tác dụng nếu được kê đơn đúng lúc, hiệu quả rất cao. Với tư cách là chất ức chế neuraminidaza, Tamiflu ngăn chặn các tế bào bị nhiễm ra khỏi quá trình tái sản xuất tế bào và vì thế giảm tốc độ lây nhiễm và làm yếu độc lực của virut.
Những điều không nên làm
1. Không được giết mổ gà ở nhà, chợ mà chỉ được giết mổ ở những nơi có kiểm soát của các cơ quan thú y.
2. Không nên mua sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, mà nên mua ở những nơi có nguồn gốc chế biến (siêu thị, chợ đầu mối lớn).
3. Không ăn các món tươi sống có liên quan đến gà như tiết canh, trứng ốp-la...
4. Tuyệt đối không được ăn thịt gà, vịt chết.
5. Không được vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Capua I, Alexander DJ. Avian influenza: recent developments. Avian Pathol. 2004;33:393–404.
2. Schnirring, Lisa (April 2, 2013). "China reports 4 more H7N9 infections". CIDRAP News.
3. "China reports nine bird flu cases amid allegations of cover up on social media". The Guardian. Retrieved April 04, 2013.
4. Mungin, Lateef (April 6 2013). "China closes poultry sale in second city after bird flu outbreak". CNN. Retrieved April 6 2013.
5. "Frequently Asked Questions on human infection with A(H7N9) avian influenza virut, China". WHO. Retrieved April 04, 2013.
6. "H7N9 virut detected from pigeons in Shanghai". Xinhua.
7. Schnirring, Lisa (April 4, 2013). "China reports more H7N9 cases, deaths; virut may be in pigeons". CIDRAP News.
8. "Vietnam bans China poultry after new bird flu strain deaths". Brunei Times. Retrieved April 04, 2013.
9. Duy Hùng. “6 điều cần biết về cúm gia cầm mới H7N9”, Báo Nông nghiệp Việt nam, số ra ngày 5 tháng 4 năm 2013.
ABSTRACT
H7N9 is a serotype of the species Influenzavirus A (avian influenza virus or bird flu virus). H7 normally circulates amongst avian populations with some variants known to occasionally infect humans. A H7N9 virus was first reported to have infected humans in 2013.
H7N9 is a serotype of the species Influenzavirus A (avian influenza virus or bird flu virus). H7 normally circulates amongst avian populations with some variants known to occasionally infect humans. A H7N9 virus was first reported to have infected humans in 2013.
The people with H7N9 virus are respiratory tract infections leading to pneumonia and respiratory problems. To cope with H7N9 virus should strengthen supervision, strengthening management and treatment, epidemiological investigation and observe who has been exposed to the fatal cases, and regularly update the to the warning. To limit the risk of disease, WHO recommends that people should be clean, safe eating, wash your hands often, especially before and after eating, after using the toilet, after contact with animals, after contact with sick people, use a mask when in contact with human or environmental exposure to the high-risk disease. Symptoms of influenza H7N9 infection are fever and cough often then switch to pneumonia. Therefore, if you have the symptoms, of the disease should seek early diagnosis and treatment.
TÓM TẮT
H7N9 là một thứ type huyết thanh của Influenzavirus A (virus cúm gia cầm). Loài virut H7 thường lây lan trong quần thể gia cầm với một số biến thể được biết đến để thỉnh thoảng lây sang người. Một virut H7N9 lần đầu tiên được báo cáo là có người bị nhiễm bệnh vào năm 2013 tại Trung quốc.
Những người bị nhiễm virut H7N9 là nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến viêm phổi và các vấn đề về hô hấp. Để đối phó với dịch cúm H7N9 cần tăng cường giám sát, củng cố quản lý và trị liệu, tiến hành điều tra dịch tễ và theo dõi những người đã tiếp xúc với các trường hợp đã tử vong, đồng thời thường xuyên cập nhật tình hình để cảnh báo. Để hạn chế rủi ro mắc bệnh, WHO khuyến cáo mọi người nên giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống an toàn, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với động vật, sau khi tiếp xúc với người ốm, sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người hoặc phơi ra môi trường có mức rủi ro mắc bệnh cao. Triệu chứng mắc bệnh của nhiễm cúm H7N9 thường là sốt và ho sau đó chuyển sang viêm phổi. Do vậy, nếu có các triệu chứng trên, diễn biến bệnh thì nên đi khám và điều trị sớm.
Bài viết khác
- Trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ - 18/05/2020 15:41
- Trường Đại học Y Dược Huế đạt giải thưởng VIFOTEC - Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2018 - 15/05/2019 11:32
- Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu 2019 - 23/05/2019 08:03
- Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh T-T-Huế lần thứ IX năm 2018 - 19/11/2018 14:05
- Lễ trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học và Khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2018 - 27/10/2018 08:02
Thông tin khác