Tổ chức khóa đào tạo liên tục “Gây tê vùng và tiếp cận mạch máu dưới hướng dẫn siêu âm”. 31/11/2017 15:28

Tiếp nối hội thảo về chăm sóc bệnh nhân chu phẫu trong thế kỷ 21 năm 2016, vừa qua, trong 2 ngày 29 và 30 tháng 11 năm 2017, Bộ môn – Khoa Gây mê Hồi sức Trường Đại học Y Dược Huế kết hợp với hội Gây mê Hồi sức Miền Trung và Tây Nguyên tổ chức khóa đào tạo liên tục, chuyên đề: “Gây tê vùng và tiếp cận mạch máu dưới hướng dẫn siêu âm”.   

Khóa đào tạo được hướng dẫn trực tiếp bởi 2 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng Siêu âm trong thực hành lâm sàng Gây mê Hồi sức là Tiến sĩ  Hugh Smith, đến từ Trường Đại học Y khoa Mayo Clinic, Hoa Kỳ và Bác sĩ Hùng Nguyễn, Khoa Gây mê Hồi sức cấp cứu và điều trị đau, bệnh viện The Sisters of Mercy in Vienna GmbH, Cộng hòa Áo. Khóa đào tạo có sự tham dự của hơn 60 bác sĩ chuyên ngành Gây mê Hồi sức từ các bệnh viện trong khu vực và học viên sau đại học tại Trường. 

Hiện nay, siêu âm không còn chỉ dừng lại trong ứng dụng để chẩn đoán bệnh mà còn hỗ trợ rất hiệu quả trong các thủ thuật can thiệp điều trị. Trong lĩnh vực Gây mê Hồi sức và Hồi sức Cấp cứu, nhiều thủ thuật khác nhau có thể áp dụng hướng dẫn siêu âm như các kỹ thuật gây tê vùng, đặt catheter động mạch, tĩnh mạch và nhiều thủ thuật can thiệp khác. Ngoài ra siêu âm có thể giúp đánh giá tình trạng huyết động bệnh nhân, sức co bóp cơ tim hay phát hiện sớm các biến chứng liên quan đến phẫu thuật như tràn máu, tràn khí màng phổi, chảy máu ổ bụng…Có thể nói siêu âm giúp công việc của bác sĩ Gây mê Hồi sức được thực hiện nhanh và chính xác hơn, giúp giảm biến chứng, tăng hiệu quả điều trị và đem lại sự hài lòng cao cho bệnh nhân. Nhiều nước trên thế giới đã bắt buộc yêu cầu các kỹ thuật gây tê vùng phải được thực hiện dưới siêu âm hoặc sử dụng siêu âm qua thực quản như là phương tiện theo dõi huyết độngthường quy trong các phẫu thuật nặng, có nguy cơ cao.

Với sự thành công của Khóa đào tạo lần này, hy vọng trong tương lai gần, siêu âm sẽ được sử dụng nhiều hơn trong thực hành lâm sàng Gây mê Hồi sức tại các bệnh viện trong khu vực nói chung và Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế nói riêng. Sử dụng siêu âm trong lâm sàng không chỉ đem lại lợi ích trong thực hành cho cả bác sĩ và bệnh nhân mà còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong lâm sàng, phục vụ tốt công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện Trường.

 

TXT

 

Bài viết khác
Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế