Trường Đại học Y Dược Huế đạt giải Nhất trong lĩnh vực Y Dược - Nhân Tài Đất Việt 2017. 18/11/2017 16:33

Cụm công trình công trình khoa học “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ và nâng cao chất lượng dân số” của Trường Đại học Y Dược Huế đã được trao giải Nhất trong Lĩnh vực Y Dược - Nhân Tài Đất Việt 2017.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt không chỉ đã đóng góp cho sự phát triển nền y dược nước nhà mà còn tạo nên niềm tự hào của Việt Nam khi những công trình của những Giáo sư, bác sỹ trong lĩnh vực Y dược được tôn vinh trong nước và quốc tế đánh giá cao. Có những sáng tạo của ngành Y Việt Nam đã được ngành Y nhiều nước học hỏi theo. Năm nay, Hội đồng Giám khảo đã quyết định trao tặng giải thưởng Y Dược cho một số công trình nghiên cứu quan trọng.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và GS. Nguyễn Thị Doan- Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam trao giải Nhất trong lĩnh vực Y Dược cho GS.Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Huế. 

Cụm công trình khoa học: "Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ và nâng cao chất lượng dân số" của Trường Đại học Y dược Huế do nhóm tác giả: GS.TS Cao Ngọc Thành (trưởng nhóm) - Hiệu trưởng trường đại học Y dược Huế thực hiện.

Đây là cụm công trình bao gồm 3 công trình nghiên cứu đã được nhà trường “dày công” thực hiện qua nhiều năm. Trong đó công trình thứ nhất nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng cho phụ nữ toàn quốc về Tiền sản giật – Sản giật – bệnh lý thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vọng mẹ và thai nhi trong thai kỳ. Công trình thứ hai đã áp dụng các cách đánh giá, chấn đoán vô sinh do vòi tử cung – phúc mạc, áp dụng phẫu thuật nội soi điều trị nối thông vòi tử cung, gỡ dính và/hoặc tái tạo loa vòi, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bằng tình trạng vòi tử cung và tình trạng có thai sau mổ cho phụ nữ vùng miền Trung & Tây Nguyên.

Công trình cuối cùng hướng đến phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra một số giải pháp phòng chống nhiễm HPV sinh dục nữ cho người dân và giúp triển khai ứng dụng rộng rãi phương pháp VIA để sàng lọc ung thư cổ tử cung tại tất cả các tuyến của hệ thống y tế, đặc biệt là ở tuyến huyện và xã, nơi điều kiện nguồn lực còn hạn chế.

Theo GS. Cao Ngọc Thành, “tiêu điểm” của cụm công trình trên nằm ở công trình thứ nhất chuyên về Tiền sản giật – Sản giật.

P.Thảo

Bài viết khác
Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế