Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh

I. Ban chủ nhiệm Bộ môn hiện nay

- Trưởng Bộ môn: + TS. BS Phan Thị Minh Phương
- Phó trưởng Bộ môn: + ThS. BS Lê Bá Hứa
  + TS. BS Văn Trung Nghĩa

II. Ban chủ nhiệm Bộ môn qua các thời kỳ

  • 1976-1992: BS. CKII Văn Học Tấn
  • 1992-1996: ThS. BS Nguyễn Văn Hiền
  • 1996-2006: PGS. TS. BS Trần Thị Minh Diễm
  • 2006-2009: ThS. BS Nguyễn Văn Hiền
  • 2009-2015: TS. BS Phan Thị Minh Phương

III. Sơ lược quá trình thành lập và phát triển của Bộ môn

Bộ môn Sinh lý bệnh trường Đại học Y Dược Huế được thành lập tháng 2 năm 1976. Đội ngũ ban đầu chỉ có 3 cán bộ gồm 1 BS và 2 KTV do BS Văn Học Tấn làm trưởng bộ môn. Nhiệm vụ thời đó chỉ giảng dạy Sinh lý bệnh cho 2 đối tượng Y đa khoa hệ chính quy và Y đa khoa hệ chuyên tu. Sau đó bộ môn được phát triển mạnh dần nhờ lực lượng cán bộ trẻ tốt nghiệp từ chính nhà trường ở lại xây dựng bộ môn như BS Nguyễn Văn Hiền, BS Trần Thị Minh Diễm, BS Phan Thanh Sơn,  BS. Nguyễn Thị Hồng Oanh, BS. Trương Thị Diệu Hương và các cử nhân – kỹ thuật viên Nguyễn Thị Hà, Đoàn Thị Ngọc Đức, Trần Thị Nguyệt, Nguyễn Tất Ngãi, Lê Văn Tỵ.

Năm 1986 bộ môn được giao thêm nhiệm vụ giảng dạy môn Miễn dịch học cơ bản và bệnh lý cho hầu hết các đối tượng đào tạo Y, Dược,  RHM và một số đối tượng sau đại học.

Tháng 3 năm 2007 bộ môn được chính thức đổi tên thành Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh theo quyết định QĐ 220 của Đại học Huế.

Từ đó đến nay Bộ môn vừa giảng dạy Miễn dịch học vừa giảng dạy Sinh lý bệnh cho hơn 22 loại hình đào tạo mỗi năm kể cả đào tạọ Đại học như Y đa khoa hệ chính quy, Y đa khoa hệ liên thông, RHM, Dược, YHDP, YTCC, YHCT,… và sau đại học như cao học, nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II… .

IV. Nghiên cứu khoa học

Song song với giảng dạy Đại học và SĐH, bộ môn rất chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiều đề tài cấp trường, cấp ĐH Huế, cấp Bộ và cấp Tỉnh cũng như hướng dẫn nhiều luận văn, luận án ĐH và SĐH có giá trị thực tiễn cao liên quan đến lĩnh vực Miễn dịch và Sinh lý bệnh. Phạm vi nghiên cứu của bộ môn khá rộng nhưng trong những năm qua bộ môn chú trọng nhiều đến các lĩnh vực sau:

- Viêm gan B: nghiên cứu dịch tễ HBV trên 2 tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế, nghiên cứu các chỉ điểm huyết thanh trong chẩn đoán HBV, genotype của HBV, triển khai tiêm chủng và đánh giá hiệu quả tiêm chủng đối với HBV, tầm soát K gan trong HBV…

- Xét nghiệm huyết thanh học phát hiện các tự kháng thể như ANA, dsDNA, ENA, anti-Phospholipid trong bệnh lupus, anti -GAD65, ICA, IAA trong đái tháo đường liên quan đến tự miễn, anti CCP, RF trong chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp...

- Profile huyết thanh chẩn đoán TORCH trong sàng lọc trước sinh.

- Test da phát hiện dị nguyên trong bệnh lý dị ứng với bộ dị nguyên của Mỹ.

- Nghiên cứu một số rối loạn miễn dịch trong bệnh Basedow.

V. Khám chữa bệnh:

Ngoài nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, các thành viên bộ môn còn tham gia công tác khám chữa bệnh tại Khoa Miễn dịch và đơn vị xét nghiệm trung tâm thuộc bệnh viện trường. Khoa thực hiện nhiều xét nghiệm giúp chẩn đoán và điều trị như: phát hiện các tự kháng thể trong bệnh tự miễn, các marker ung thư, xét nghiệm nội tiết…góp phần tạo uy tín tốt cho bệnh viện trường.

VI. Phương hướng phát triển của bộ môn:

Tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy cho tất cả các đối tượng được đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Kết hợp tốt phương thức giảng dạy truyền thống với giảng dạy tích cực, e-learning để tăng cường tiếp cận và đánh giá chính xác chất lượng sinh viên đồng thời nâng cao tính chủ động trong học tập của sinh viên. Nghiêm túc đánh giá đúng mức thực trạng năng lực học tập của sinh viên để chuẩn hóa đầu ra.

Đa dạng hóa đối tượng giảng dạy như mở rộng môn học cho sinh viên hệ cử nhân công nghệ sinh học.

Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và nhân lực để tiến tới mở ngành đào tạo cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Miễn dịch.

Thành lập khoa Miễn dịch dị ứng lâm sàng trực thuộc bệnh viện Trường để điều trị và mở rộng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh nhằm tìm được đối tác và nguồn tài trợ giúp đẩy mạnh và đi sâu hơn nữa các lĩnh vực nghiên cứu.

Đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu khoa học đặc biệt là lĩnh vực miễn dịch dị ứng, miễn dịch phân tử…

VI. Tình hình nhân sự hiện tại của bộ môn

Hiện tại bộ môn có  11 CBVC ( kể cả hợp đồng và kéo dài thời hạn). Hầu hết các CBVC có tuổi từ trung niên trở lên, được học tập và đào tạo ở nước ngoài như Pháp, Đức, Ý, Thụy sĩ…vì vậy hầu hết có kiến thức tốt về chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và có khả năng sử dụng từ 1 đến 2 ngoại ngữ.

Danh sách cán bộ bộ môn:

  • 01 TS BS. GVC chuyên ngành Miễn dịch: Phan Thị Minh Phương
  • 01 TS. BS. GV chuyên ngành Y sinh học: Văn Trung Nghĩa
  • 01 ThS. BS. GVC chuyên ngành Nội khoa: Lê Bá Hứa
  • 01 PGS. TS. GVC chuyên ngành SLB: Trần Thị Minh Diễm
  • 01 GS. TS. chuyên ngành Miễn dịch: Huỳnh Đình Chiến
  • 01 ThS BS. GVC chuyên ngành Nội khoa: Phan Thanh Sơn
  • 01 BS Y đa khoa: Nguyễn Thị Huyền
  • 01 CNKT: Lê Thị Huyền Vân
  • 01 CNKT: Trần Long Anh
  • 01 CNKT: Trần Thị Bích Ngọc
  • 01 CNKT: Trương Thị Bích Phương

VII. Một số hình ảnh hoạt động gần đây của bộ môn

Hình 1.Tập thể cán bộ viên chức bộ môn trong dịp kỷ niệm

55 năm thành lập trường (1957-2012)

Hình 2. Tiêm chủng vaccin viêm gan B cho sinh viên

Hình 3. Tham dự hội nghị khoa học và dự lễ kỷ niệm 25 năm thành lập

bộ môn Miễn dịch-Học viện Quân y 103 (02/2015)

Hình 4,5. Tiếp và làm việc với đoàn Đại học Tartu, Estonia

Hình 6.Tham quan huyện đảo Lý Sơn (07/ 2015)

Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế