Bộ môn Phục hồi chức năng

Ban chủ nhiệm Bộ môn PHCN nhiệm kỳ 2014-2019:

  • Trưởng Bộ môn:         ThS.BS. Hà Chân Nhân
  • Phó Trưởng Bộ môn:  ThS.BS. Bùi Thị Phước Vinh

Nhân sự:   10 

I. Quá trình hoạt động của Bộ môn Phục hồi chức năng từ ngày đầu thành lập đến nay

  1. 1. Lịch sử thành lập:

Bộ môn Phục hồi chức năng – Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập vào tháng 01 năm 1999.Tại thời điểm thành lập, Bộ môn PHCN gồm có 3 giảng viên cơ hữu và 1 giảng viên kiêm nhiệm, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn.

  1. 2. Giảng dạy đại học và sau đại học:
  • Trong những năm đầu thành lập, Bộ môn phụ trách giảng dạy Học phần Phục hồi chức năng cho các đối tượng sinh viên đại học chính quy và không chính quy.
  • Từ năm 2006, bắt đầu đào tạo Bác sĩ chuyên khoa định hướng PHCN.
  • Từ năm 2007, bắt đầu đào tạo Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 PHCN.
  • Từ năm 2009, bắt đầu đào tạo Cử nhân Vật lý trị liệu - hệ liên thông.

Đến nay, các lớp Cử nhân VLTL khóa 1 và 2 đã tốt nghiệp. Các khóa 3 và 4 hiện đang theo học năm thứ hai và năm thứ ba.

  1. 3. Cơ sở thực hành lâm sàng:
  • Cơ sở thực hành lâm sàng chủ yếu của sinh viên và học viên sau đại học là Khoa VLTL-PHCN Bệnh viện Trung ương Huế.
  • Từ năm 2009, Đơn vị VLTL-PHCN Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được thành lập, đáp ứng nhu cầu PHCN của bệnh nhân đồng thời cũng là cơ sở thực hành lâm sàng cho sinh viên cử nhân VLTL và học viên sau đại học.
  • Các Bác sĩ và Kỹ thuật viên VLTL của Bộ môn được chia ra làm công tác điều trị tại 2 cơ sở là Khoa VLTL-PHCN Bệnh viện Trung ương Huế .
  • Ngoài 2 cơ sở chính trên, Bộ môn còn liên kết với Bệnh viện Phục hồi chức năng Tỉnh Thừa Thiên Huế để sinh viên và học viên thực tập về PHCN các bệnh lý nhi khoa. Trong chương trình đào tạo, các học viên còn được bố trí kiến tập và thực tập tại các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đặc biệt cho các trẻ khuyết tật trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.
  1. 4. Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế:
  • Hằng năm, các CBGD của Bộ môn đều có các đề tài hướng dẫn luận văn cho sinh viên y đa khoa và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề PHCN cơ xương khớp, thần kinh, tim mạch và PHCN dựa vào cộng đồng.
  • Trong những năm gần đây, Bộ môn PHCN có nhiều mối quan hệ quốc tế, qua đó nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học, giảng dạy, điều trị và các dự án PHCN phục vụ cộng đồng. Một số mối quan hệ quốc tế quan trọng:
    • Từ năm 2010 đến nay, hợp tác với Tổ chức Rotary Club of Prospect – Australia trong lĩnh vực PHCN Nhi khoa, qua đó mời các chuyên gia VLTL từ các Trường Đại học của Úc đến tham gia công tác điều trị cho trẻ khuyết tật và đặc biệt là nâng cao năng lực giảng dạy học phần PHCN Nhi khoa cho các CBGD và KTV VLTL của Bộ môn.
    • Từ năm 2013 đến nay, hợp tác với Tổ chức Phẫu thuật thần kinh quốc tế - Hoa Kỳ trong lĩnh vực PHCN thần kinh.
    • Trong năm 2015, Bộ môn bắt đầu hợp tác với các tổ chức USAID, HI, VVAF,… trong việc thực hiện các dự án liên quan đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật. Các dự án này đang được triển khai và kéo dài đến năm 2020.
    • Từ năm 2015, hợp tác với Trường Đại học Chonbuk – Hàn Quốc với nguồn tài trợ từ KOICA, thực hiện dự án về Âm ngữ trị liệu tại Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trường.
    • Ngoài ra, Bộ môn còn hợp tác với các cá nhân đến từ Mỹ, Canada, Úc, Đức, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… trong các đợt tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Bộ môn.
  1. II. Phương hướng phát triển trong thời gian tới
  2. 1. Đào tạo:
  • Tiếp tục duy trì các chương trình đào tạo đại học và sau đại học hiện có.
  • Hoàn thiện hệ thống giáo trình và tăng cường biên soạn các tài liệu tham khảo thuộc chuyên ngành PHCN.
  • Đào tạo Cử nhân Vật lý trị liệu hệ chính quy.
  • Tăng cường hợp tác với các trường đại học trên thế giới để đào tạo các khóa ngắn hạn cấp chứng chỉ về Hoạt động trị liệu và Âm ngữ trị liệu. Hướng tới việc xây dựng chương trình đào tạo hệ cử nhân hoạt động trị liệu và âm ngữ trị liệu.
  1. 2. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
  • Nâng cao chất lượng và quy mô của các đề tài NCKH.
  • Tăng cường hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế để tổ chức các hội thảo và CME chuyên ngành PHCN.
  • Tiếp tục duy trì các mối quan hệ quốc tế hiện có đồng thời mở rộng tìm kiếm các đối tác mới.
  1. 3. Điều trị:
  • Thành lập Khoa Phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Trường trên cơ sở Đơn vị VLTL-PHCN hiện nay. Mở rộng quy mô về khoa phòng và số bệnh nhân điều trị.
  • Phát triển các lĩnh vực điều trị mới như Hoạt động trị liệu, Âm ngữ trị liệu.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÔN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Tập thể BM Phục hồi chức năng

2. Lớp Cử nhân VHVL Khóa 1

3. Lớp Cử nhân VHVL Khóa 2

4. Giảng day cho sinh viên Cử nhân VHVL theo phương pháp tích cực

4. Hội thảo về vai trò của vận động sớm

6.Tập huấn về hoạt động trị liệu với chuyên gia đến từ Canada

7. Tập huấn về PHCN Nhi khoa với các giảng viên

8. Cán bộ của Bộ môn điều trị cho trẻ bại não tại chùa Đức Sơn

 

 

Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế