Bộ môn Vi sinh

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Thời kỳ trước năm 1975

Môn học Vi sinh vật trong chương trình y khoa từ ngày thành lập Trường cho đến năm 1971 tại Trường Đại học Y khoa Huế được giảng dạy do các Giáo sư người Đức và một số giảng viên được mời giảng từ các đơn vị khác. Đến năm 1971, Bộ môn Vi trùng học mới được thành lập sau khi TS. Lê Bá Nhàn tốt nghiệp tiến sĩ ở Đức và quay trở lại công tác tại Trường. 

Năm 1975 - 1980

Năm 1976 Bộ môn Vi trùng học được tách thành hai bộ môn: Bộ môn Vi sinh do TS. Lê Bá Nhàn phụ trách, đảm nhiệm giảng dạy môn Vi sinh y học gồm Vi khuẩn và Virus;  Bộ môn Ký sinh trùng do BS. Nguyễn Phúc Hệ phụ trách, giảng dạy môn Ký sinh trùng gồm Vi nấm, đơn bào, giun sán và côn trùng y học. Nhiệm vụ giảng dạy trong giai đoạn này là giảng dạy cho đối tượng sinh viên y khoa hệ dài hạn.

Từ 1980 - 1995

Trong giai đoạn này chủ yếu giảng dạy sinh viên Y khoa hệ chính quy 6 năm và từ năm học 1981- 1982 bắt đầu giảng dạy thêm chương trình Vi sinh lý thuyết và thực hành cho hệ đào tạo bác sĩ chuyên tu. 

Từ năm 1983 đến 1987, Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy thêm chương trình chuyên khoa định hướng Vi sinh cho sinh viên y khoa năm thứ 5 bắt đầu từ học kỳ II – sinh viên ra trường nhận bằng bác sĩ y khoa chuyên ngành định hướng Vi sinh gồm các khóa 1978-1984 (05 SV) , 1979-1985 (04 SV) ; 85-86 (06 SV); 86-87 (06 SV).

Trong giai đoạn này chủ yếu giảng dạy các chương trình vi sinh cho sinh viên y khoa hệ dài hạn và chuyên tu. Năm 1992-1993 mở chương trình đào tạo BSCKI chuyên ngành Vi sinh.

Từ 1995 - 2008

Nhiệm vụ giảng dạy của Bộ môn trong thời gian từ 1994 đến cuối những năm 1999 chủ yếu là chương trình Vi sinh cho các đối tượng sinh viên Y khoa. Cuối những năm 1999, Nhà trường bắt đầu mở thêm nhiều chương trình đào tạo mới gồm Cử nhân kỹ thuật Y học, Cử nhân Điều dưỡng, Dược sĩ, Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy môn Vi sinh thực hành và lý thuyết cho các chương trình này.

Năm 1998, Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm sàng (tiền thân của Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế) được thành lập, cán bộ của bộ môn còn tham gia công tác xét nghiệm Vi sinh cho công tác khám chữa bệnh. Năm 2003 Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế được thành lập thay thế Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm sàng, do vậy tháng 7 năm 2003, Khoa Vi sinh của Bệnh viện được thành lập, hoạt động của Khoa Vi sinh dựa trên nền tảng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và nhân lực của Bộ môn Vi sinh. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, nhân viên Bộ môn còn đảm nhiệm thêm công tác xét nghiệm chẩn đoán vi sinh của Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế.

Sự phát triển Bộ môn về cơ sở vật chất bắt đầu tháng từ 10/2007 với giai đoạn cải tạo các phòng thí nghiệm với sự hỗ trợ của chính phủ Italy trong dự án Carlo Urbani.

Một số dự án nghiên cứu hợp tác được triển khai trong giai đoạn này với một số đối tác như Trung quốc, CHLB Đức, nhiều bài báo khoa học của cán bộ khoa học bộ môn được đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.  

Năm 2008 – nay

Song song với công tác đào tạo, sự phát triển của Bộ môn Vi sinh được đánh dấu bởi sự cải tạo và nâng cấp phòng thí nghiệm của Bộ môn trong dự án xây dựng trung tâm Carlo Urbani ở trường và sự tham gia của cán bộ khoa học và nhân viên vào dự án Carlo Urbani. Tháng 3 năm 2009, phòng thí nghiệm Carlo Urbani được đưa vào sử dụng với diện tích phòng xét nghiệm được cải tạo mới khoảng 220m2 – gồm 02 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3 (BSL3) cho nghiên cứu vi khuẩn và virus, 01 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 (BSL2) cho nuôi cấy tế bào và các phòng xét nghiệm sinh học phân tử. Bộ môn đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trong nước cũng như hợp tác quốc tế, đặc biệt với Ý, Đức, Estonia, Hàn Quốc, Trung quốc và Thái Lan…Nhiều bài báo quốc tế đã được công bố.

Hoạt động giảng dạy của giai đoạn này bao gồm các chương trình giảng dạy lý thuyết và thực hành Vi sinh y học cho khoảng 11 chương trình đào tạo đại học của Trường và đảm nhiệm giảng dạy và thực hành chính một số chương trình giảng dạy sau đại học, bao gồm:

- Về đào tạo thạc sĩ:

Cao học Y sinh học liên kết với đại học Sassari, Ý từ khóa 1 (2012-2014) đến khóa 7 (2019-2021).
Cao học Y học chức năng – phần Vi sinh đại cương, đến năm 2018 chương trình cao học này được chuyển đổi thành Cao học Khoa học Y sinh.

- Về đào tạo tiến sĩ:

Tham gia vào chương trình đào tạo nghiên cứu sinh (NCS) trong chương trình hợp tác đào tạo NCS với Đại học Sassari Ý – trong hoạt động này phòng xét nghiệm của Bộ môn là cơ sở nghiên cứu cho một số nghiên cứu sinh thực hiện đề tài nghiên cứu về nhiễm trùng và vi sinh vật tại Việt Nam, một số cán bộ khoa học của Bộ môn tham gia hướng dẫn NCS ( Hướng dẫn 2) cho một số NCS trong hợp tác này.

Một số cán bộ khoa học của Bộ môn cũng tham gia trong chương trình hợp tác đào tạo NCS với một số nước Bắc Âu (EDUSHARE).

- Về Đào tạo bác sĩ chuyên khoa:

Chuyên khoa định hướng Vi sinh từ 2004 đến nay
Chuyên khoa I Vi sinh từ 2012 đến nay
Chuyên khoa I và II Truyền nhiễm

Hoạt động của Khoa Vi sinh, Bệnh viện Trường cũng đi vào khuôn khổ sau khi Bệnh viện Trường được Bộ Y tế xếp hạng là Bệnh viện công trực thuộc Trường ĐH Y Dược Huế và bệnh viện loại 1. Phòng xét nghiệm của Khoa Vi sinh thực hiện xét nghiệm chẩn đoán vi sinh thường quy các vi sinh vật gây bệnh thông thường (với chứng nhận BSL2), xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện một số virus và vi khuẩn gây bệnh.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Số nhân viên cơ hữu hiện nay: 14 gồm có 08 CBGD (trong đó 6 BS, 03 GVCC), 05 CB Kỹ thuật (04 thạc sĩ Y sinh học và 01 cử nhân KTXN), 01 CBPV.

Học vị: 04 TS, 06 ThS và có 02 cán bộ hiện đang học NCS (01 ở Thái Lan và 01 theo chương trình EDUSHARE tại Estonia), 01 cán bộ đang học Thạc sĩ Y sinh học theo chương trình liên kết giữa Trường ĐH Y Dược Huế với Đại học Sassari, Ý.

Học hàm: có  03 PGS. 

Hầu hết đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ kỹ thuật của Bộ môn đều được đào tạo chuẩn từ các đại học ở châu Âu (Đức, Ý, Estonia), Trung Quốc và Thái lan về chuyên ngành Vi sinh và Sinh học phân tử.

Nhiều nhân viên kỹ thuật được tuyển dụng để bổ sung cho công tác chuyên môn gồm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và xét nghiệm tại Bệnh viện Trường.

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

- Giảng dạy Vi sinh vật y học cho tất cả chương trình đào tạo gồm đại học và sau đại học cho một chuyên ngành của Trường Đại học Y Dược Huế.

- Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Vi sinh vật y học và bệnh nhiễm trùng.

- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Vi sinh vật y học và Khoa học Y sinh.

- Xét nghiệm chẩn đoán vi sinh vật trong công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

IV. BAN LÃNH ĐẠO BỘ MÔN QUA CÁC THỜI KỲ

+ Từ 1971 đến 1975:

Chủ nhiệm Bộ môn  

TS. DS. Lê Bá Nhàn

+ Từ 1975 đến 1995: Chủ nhiệm Bộ môn PGS.TS. Lê Bá Nhàn

+ Từ 1995 đến 2008:

Trưởng Bộ môn:  

GVC.ThS. Trần Văn Hưng

                                       

Phó trưởng Bộ môn: 

GVC.ThS. Lê Văn An

+ Từ 2008 đến 2014:

Trưởng bộ môn:

TS. Lê Văn An

 

Phó trưởng Bộ môn:

PGS.TS. Trần Đình Bình

      

 

ThS. Trần Thị Như Hoa

+ Từ 2014 - 2018:

Trưởng bộ môn:

PGS.TS. Lê Văn An

 

Phó trưởng bộ môn:

PGS.TS. Trần Đình Bình

 

 

GVC, ThS. Trần Thị Như Hoa

 

 

PGS.TS. Ngô Viết Quỳnh Trâm

+ Từ 10/2018 - nay

Phụ trách Bộ môn

PGS.TS. Ngô Viết Quỳnh Trâm
 

Phó trưởng 

PGS.TS. Trần Đình Bình
 

Phó trưởng Bộ Môn

ThS.BS. Lê Thị Bảo Chi

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUA CÁC THỜI KỲ

* Giảng viên

PGS.TS. Lê Bá Nhàn (1971 - 1994)
BS. Trần Nhơn (1976 - 1980)
BS. Phan Cao Toại     (1977 - 1980)
BS. Trần Thị Kim Anh   (1978 - 1980)
GVC, ThS.BS. Trần Văn Hưng (1982 - 2008)
GVC, ThS. Trần Thị Như Hoa (1987 - 2018)
BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan (1984 - 1989)
PGS.TS.BS. Lê Văn An (1982 - nay)
PGS.TS. Trần Đình Bình (1985 - nay)
PGS.TS. Ngô Viết Quỳnh Trâm (1993 - nay)
ThS. Phan Văn Bảo Thắng (2005 - nay)
ThS.BS. Lê Thị Bảo Chi     (2008 - nay)
ThS.BS. Nguyễn Thị Châu Anh (2008 - nay)
TS. Nguyễn Hoàng Bách (2010 - nay)
BS. Nguyễn Thị Khánh Linh (2018 - nay)

* Kỹ thuật viên

CN. Phạm Thị Kim Trâm             (trước 1975)
KTV. Nguyễn Thị Tịnh (trước 1975)
KTV. Lê Văn Hùng (1980 – 1983)
KTV. Trần Thị Diệu Thanh (1980 - 1983)
CN. Huỳnh Thị Tâm (1980 - 2007)
CN. Nguyễn Đăng Tự (1980 - 2919)
CN. Huỳnh Thị Hải Đường (1982 - 2016)
CN. Nguyễn Chiến Thắng (2009 - 2016)
ThS. Lê Nữ Xuân Thanh  (2009 - nay)
ThS. Nguyễn Thị Đăng Khoa (2012 - nay)
ThS. Nguyễn Thị Tuyền (2014 - nay)
ThS. Ung Thị Thủy     (2015 - nay)
CN. Đinh Thị Hải  (2019 - nay)

* Nhân viên                           

Dương Thị Cẩm Sa                  (trước 1975)
Vũ Thanh Sơn   (trước 1975)
Võ Ngũ     (1975 - 1991)
Nguyễn Thị Mận (1992 - 2001)
Hồ Thị Tâm     (2000 – nay)

                             

V. CƠ CẤU TỔ CHỨC

V. HOẠT ĐỘNG 

1. Đào tạo Đại học:

- Giảng dạy Vi sinh vật y học cho tất cả các chương trình đào tạo đại học gồm các chuyên ngành Bác sĩ Y khoa, Bác sĩ Răng hàm mặt, Bác sĩ Y học dự phòng, Bác sĩ Y học cổ truyền, Dược sĩ, Cử nhân Y tế Công cộng, Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học, Cử nhân Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và Cử nhân Điều dưỡng… của các hệ chính quy, liên thông…

- Hướng dẫn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa và Bác sĩ Y học Dự phòng.

2. Đào tạo Sau đại học

- Bộ môn Vi sinh tham gia giảng dạy Sau đại học cho các học viên các chuyên ngành sau:

+ Bác sĩ định hướng chuyên khoa Vi sinh; Bác sĩ chuyên khoa I Vi sinh;

+ Bác sĩ chuyên khoa cấp I và II chuyên ngành Truyền nhiễm;

+ Thạc sĩ chuyên ngành Y sinh học trong chương trình đào tạo hợp tác với đại học Sassari, CH Ý;

+ Thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Y sinh.

- Tham gia hướng dẫn luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ và chuyên khoa I / II.

- Tham gia các Hội đồng bảo vệ luận án Tiến sĩ, luận văn Cao học và BSCKI/II.

- Tham gia giảng dạy các khóa CME.

3. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Cán bộ Bộ môn đã chủ trì cũng như tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học với các cấp khác nhau như: cấp Nghị định thư, cấp Bộ trọng điểm, cấp Đại học Huế và cấp Trường. Các đề tài tập trung vào nghiên cứu về lĩnh vực vi sinh và bệnh nhiễm trùng với sự hợp tác với các Bộ môn khác trong trường và các đơn vị quốc tế như CHLB Đức (Viện nghiên cứu Bernhard Nocht về bệnh nhiệt đới, Hamburg), CH Ý (đào tạo cao học và NCS về lĩnh vực y sinh học với đại học Sassari), Nhật Bản (đại học Tokyo Metropolitan University), Trung quốc (Đại học Y khoa Quảng Tây), Hàn Quốc (Zika virus…).

Tổng số đề tài các cấp đã thực hiện từ 2010 đến nay là hơn 40 đề tài các cấp với sản phẩm đào tạo là hơn 30 học viên cao học, bác sỹ chuyên khoa cấp 1 và 04 nghiên cứu sinh cùng nhiều Bác sĩ đa khoa thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hoạt động nghiên cứu cũng đã công bố trong hơn 128 bài báo các tạp chí chuyên nghành trong nước và 25 bài báo của các tạp chí quốc tế có xếp hạng trong WoS/Scopus.

* Các lĩnh vực quan tâm nghiên cứu của Bộ môn:

- Dịch tễ học phân tử nhiễm trùng các virus cúm và các virus gây nhiễm trùng hô hấp, các Enterovirus gây bệnh tay chân miệng, virus dengue gây sốt xuất huyết, HPV gây ung thư cổ tử cung và u nhú tình dục.

- Dịch tễ học phân tử và chẩn đoán các vi khuẩn gồm vi khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis và lao kháng thuốc, liên cầu lợn (Streptococus suis), chẩn đoán và nghiên cứu đột biến kháng thuốc của các vi khuẩn Helicobacter pylori… chẩn đoán phân tử các Mycoplasma gây nhiễm trùng đường sinh dục.

- Phát triển/Áp dụng các kỹ thuật phân tử để xác định các vi khuẩn và virus nhiễm trùng mới và tái xuất hiện.

- Ứng dụng sinh học phân tử trong định danh loài vi khuẩn bằng kỹ thuật giải trình tự gen và genome vi sinh vật

- Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện: dịch tễ học lâm sàng, dịch tễ học phân tử, tính kháng thuốc của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện như MRSA, E. coli, Ps. aeruginosa, Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii, E. coli, MRSA.

- Phát triễn các cơ sở dữ liệu khoa học, công cụ khai phá dữ liệu trên các nền tảng điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu khoa học, khám và chữa bệnh.

* Tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên và học viên sau đại học quốc tế đến từ các nước Ý, Thụy Điển và

4. Hoạt động xét nghiệm chẩn đoán

Bộ môn đã thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh y học phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Nhiều kỹ thuật phân tử đã được thực hiện thường quy cho mục đích chẩn đoán như các quy trình (realtime-PCR/RT-PCR) định lượng HBV-DNA, định genotype HBV, xác định HBV kháng lamivudine, xác định genotype HPV, định lượng HCV-RNA, định genotype HCV, Chlamydia trachomatis, vi khuẩn Lao (Mycobacterium tuberculosis).

Qua hoạt động xét nghiệm chẩn đoán, Bộ môn cũng đã mở các khóa đào tạo thực hành xét nghiệm vi sinh vật từ 3 đến 6 tháng cho các nhân viên xét nghiệm các tuyến y tế tuyến dưới.

VI. THÔNG TIN LIÊN HỆ

BỘ MÔN VI SINH

Tầng 4, Nhà C – Trường Đại học Y Dược Huế

06 Ngô Quyền – Phường Vĩnh Ninh

TP. Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế

Tel: 0234. 3969511

Email: bm.visinh@huemed-univ.edu.vn

* Một số hình ảnh hoạt động


Họp Bộ môn


Lãnh sự Ý và GS Piero Cappuccinelli thăm Trung tâm Carlo Urbani- BM Vi sinh


Chụp hình lưu niệm với các chuyên gia Vi sinh, CDC Hoa Kỳ (trái) và các sinh viên/học sinh
đến học tại Bộ môn trong chương trình Future Doc


Sinh viên quốc tế thực tập tại Phòng xét nghiệm Vi sinh


Lớp học lý thuyết bài giảng Vi sinh


Giờ học thực hành Vi sinh

 

 

Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế