Khoa Dược

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Chiến lược phát triển Khoa:

Kế hoạch phát triển Khoa Dược giai đoạn 2018-2023 và tầm nhìn đến năm 2030

Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ Khoa Dược 

Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ Khoa Dược giai đoạn 2018-2023 và tầm nhìn đến năm 2030

 


 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA DƯỢC GIAI ĐOẠN 2018-2023 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030


 

1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch chiến lược

  • Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, XI, XII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đại học Huế lần thứ V (2015).
  • Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
  • Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/06/2012 của Quốc hội.
  • Nghị quyết số 10/NQ/TƯ ngày 26/03/2012 của Tỉnh ủy Thừa thiên huế về việc xây dựng Thừa thiên Huế trở thành một trong những Trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
  • Nghị quyết số 11/NQ/TƯ của Tỉnh ủy Thừa thiên Huế về việc xây dựng Thừa thiên Huế xứng tầm là Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020
  • Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ trường Đại hoc Y Dược Huế nhiệm kỳ 2015-2020.
  • Chiến lược phát triển của TrườngĐại học Y Dược Huế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030.

2. Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị giáo dục

2.1. Tuyên bố sứ mạng

Khoa Dược –Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế là đơn vị có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Dược chất lượng cao ở trình độ đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào công tác đào tạo, sản xuất dược phẩm và khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân cả nước.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, Khoa Dược –Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế trở thành một trong những đơn vị đào tạo nguồn nhân lực Dược trọng điểm quốc gia có chất lượng cao theo định hướng nghiên cứu; có năng lực nghiên cứu khoa học và áp dụng tốt các thành quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy, khám chữa bệnh và sản xuất thuốc; thực hiện hợp tác và quan hệ quốc tế hiệu quả để nâng tầm Khoa Dược trong nước và trong khu vực.

2.3. Hệ thống giá trị cơ bản

Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Luật Giáo dục Việt Nam.
Phấn đấu trở thành một trông những đơn vị đào tạo nguồn nhân lực Dược hàng đầu Việt Nam.
Xây dựng, củng cố và phát triển môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học chuẩn mực, tôn trọng y đức, nhân bản.
Thể hiện trách nhiệm đầy đủ trong lĩnh vưc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho toàn xã hội.
Duy trì chuẩn mực về đạo đức và chất lượng trong nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và học tập để rèn luyện sinh viên trử thanhg những con người toàn diện có tri thức, y đức, lý tưởng và sức khỏe phục vụ Tổ quốc Việt Nam.
Tăng cường hợp tác với các Khoa, Trường trong và ngoài nước nhằm trao đổi nhân lực và kinh nghiệm trong dào tạo và nghiên cứu khoa học.

3. Mục tiêu chiến lược

3.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng giảng dạy đi đôi với nghiên cứu khoa học. Phát triển Khoa lớn mạnh về số lượng và chất lượng của giảng viên. Mở rộng tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

3.2. Mục tiêu cụ thể

  • Mục tiêu 1: Nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức-quản lý.
  • Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội và sự phát triển của ngành, địa phương, khu vực.
  • Mục tiêu 3: Nâng cao hiệu quả Nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • Mục tiêu 4: Phát triển về số lượng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ để đảm đương những nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
  • Mục tiêu 5: Nâng cao có hiệu quả công tác hợp tác với các tổ chức, cơ sởđào tạo trong nước và quốc tế.
  • Mục tiêu 6: Sử dụng cóhiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tácđào tạo và nghiên cứu khoa học.

4. Các nhiệm vụ và giải pháp chiến lược

4.1. Các nhiệm vụ trọng tâm

  • 1. Xây dựng Khoa Dược –Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế trở thành một trong những đơn vị đào tạo nguồn nhân lực Dược trọng điểm quốc gia có chất lượng cao.
  • 2.Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội và sự phát triển của ngành, địa phương, khu vực.
  • 3. Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  • 4. Phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng được mọi yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
  • 5. Nâng cao hiệu quả của công tác hợp tác quốc tế, tìm kiếm nguồn lựchỗ trợ cho sự phát triển của Khoa Dược.
  • 6. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • 7. Công tác xây dựng Đảng: tạo nguồnvà đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:

4.2. Các giải pháp chủ yếu

4.2.1. Công tác Đào tạo Đại học và sau Đại học

Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo: Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô và loại hình đào tạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và các điều kiện dạy học, đào tạo theo chương trình tiên tiến. Những giải pháp được đặt ra:

- Tiếp tục đổi mới chương trình dạy học, tăng cường áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, nâng cao tính liên hệ thực tế cho bài giảng.

- Tiếp tục đảm bảo công tác đánh giá chất lượng giảng dạy, học tập theo quy chế. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

- Kế hoạch biên soạn giáo trình: Dự kiến biên soạn và gửi thẩm định 19 giáo trình cho đối tượng sinh viên đại học, 06 giáo trình cho Sau đại học, nhà xuất bản dự kiến là Đại học Huế, nguồn kinh phí dự kiến một phần từ bán giáo trình thu về, một phần đề xuất nhà trường hỗ trợ thêm.

- Tiếp tục tổ chức đào tạo sau đại học và đào tạo liên tục ở ngoại tỉnh.

- Triển khai mở thêm các mã ngành đào tạo mới:Thạc sỹ chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc - Độc chất và Thạc sỹ chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền.

4.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Nhiệm vụ trọng tâm: Tích cực triển khai các đề tài trọng điểm, tiếp cận và ứng dụng những thành tựu về khoa học công nghệ. Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến.

a. Công tác Nghiên cứu khoa học

  • Tăng cường thu hút nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Tiếp tục triển khai các đề tài các cấp.
  • Chú trọng công tác chuyển giao các thành tựu nghiên cứu khoa học, sản phẩm khoa học vào thực tế.
  • Có chính sách khuyến khích, thu hút sinh viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học. Nâng cao chất lượng các công trình khoa học do sinh viên, học viên thực hiện.
  • Phối hợp giữa các liên bộ môn, các đơn vị trong và ngoài trường trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học.

b. Hợp tác trong nước, quốc tế

  • Tiếp tục phát triển hợp tác quốc tế đa dạng với tất cả các đối tác trong nước và quốc tế. Khuyến khích phát huy vai trò cá nhân trong việc phát triển và tìm kiếm các đối tác hợp tác chiến lược.
  • Tiếp tục xây dựng các dự án hợp tác và tìm kiếm các đối tác mới: chú trọng trên 2 lĩnh vực: Dược lâm sàng (các đối tác trong khối ASEAN, Pháp, Canada, Australia, New-Zealand...) và hóa học các hợp chất tự nhiên (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ...).

4.2.3. Công tác nhân sự, tổ chức quản lý đơn vị

Nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức của Khoa có phẩm chất đạo đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, năng lực chuyên môn cao, phương pháp làm việc khoa học, đáp ứng được các yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

  • Bổ sung thêm cán bộ giảng dạy và kỹ thuật viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo. Bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác Dược lâm sàng tại Khoa Dược bệnh viện.
  • Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức có phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Khoa Dược.
  • Có kế hoạch Thành lập các Bộ môn mới, phù hợpvới tình hình phát triển thực tế. Tách các liên bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật Dược, bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội, bộ môn Hóa lý – Hóa dược – Hóa hữu cơ thành các bộ môn độc lập.

4.2.4. Công tác quản lý cơ sở vật chất và tài chính

Nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung đầu tư hoàn thiện và sử dụng hợp lý, có hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Bổ sung phòng thực hành, phòng làm việc, đáp ứng đủ nhu cầu về diện tích học tập và làm việc của sinh viên và giảng viên. Dự kiến bổ sung thêm 10 phòng thí nghiệm, 7 phòng làm việc cho cán bộ.
Trang cấp phương tiện, máy móc làm việc cho cán bộ để thay thế các bài thực hành đã lỗi thời, giúp người học tiếp cận được với các phương pháp nghiên cứu, bài thực hành mới phù hợp với xu hướng hiện tại. Đồng thời có thể phát triển nghiên cứu tạo ra những công trình khoa học có giá trị, phục vụ cho nhiệm vụ khoa học công nghệ chuyển, giao kết quả nghiên cứu phục vụ đời sống. Các trang thiết bị dự kiến phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học được đưa vào phụ lục 1.

5. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá kết quả đạt được

5.1.Tổ chức thực hiện

a. Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược

  • Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ viên chức, đảng viên, sinh viên trong toàn Khoa về việc thực hiện Kế hoạch chiến lược.
  • Xây dựng lộ trình thực hiện, đề ra các biện pháp tiến hành cụ thể.
  • Phân công cán bộ, đơn vị theo dõi, chỉ đạo và giám sát.
  • Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu cần đánh giá:
    • Về quy mô, cơ cấu ngành đào tạo và trình độ, chất lượng đào tạo;
    • Về hiệu quả đào tạo, nghiên cứu khoa học;
    • Về phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý và năng lực quản lý;
    • Về phát triển chương trình đào tạo;
    • Về quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.

b. Tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả

  • Đánh giá theo các chỉ số;
  • Đánh giá theo từng mục tiêu;
  • Đánh giá toàn bộ;
  • Đánh giá về các điều kiện đảm bảo chất lượng;
  • Đánh giá giữa kỳ, đánh giá tổng kết cuối kỳ.

 


 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA DƯỢC GIAI ĐOẠN 2018-2023 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030


 

I. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHOA DƯỢC (GIAI ĐOẠN 2013-2018)

Tính đến năm 2018, đội ngũ nhân sự của Khoa gồm 45 cán bộ, trong đó có 35 cán bộ giảng dạy, 9 kỹ thuật viên và 1 nghiên cứu viên, được phân bổ đồng đều vào 5 liên bộ mônlà liên bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật Dược, liên bộ môn Bào chế - Công nghiệp Dược, liên bộ môn Kiểm nghiệm – Phân tích – Độc chất, liên bộ môn Hoá dược – Hoá lý Dược – Hoá hữu cơ và liên bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội.

Về trình độ, hiện tại có 3 cán bộ là tiến sĩ, trong đó có 2 cán bộ có học hàm Phó Giáo sư, 12 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh, 18 cán bộ là thạc sĩ, 3 cán bộ đang học cao học, 8 cán bộ có trình độ đại học, 1 cán bộ trung cấp Dược. Cán bộ giảng viên, kỹ thuật viên của Khoa đều có năng lực và niềm đam mê với công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trong Khoa luôn được chú trọng và duy trì thường xuyên, cụ thểcó 12 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, 03 cán bộ đang theo học cao học trong và ngoài nước. Ngoài ra các giảng viên của Khoa thường tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về Dược trong và ngoài nước, tham gia các khoá đào tạo chuyên môn ngắn và dài hạn.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘKHOA DƯỢC GIAI ĐOẠN 2018-2023 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.

1. Mục tiêu chiến lược

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao, có phong cách giảng dạy, làm việc chuyên nghiệp, có cơ cấu phù hợp, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quy hoạch đội ngũ phù hợp với yêu cầu phát triển đến năm2030 về chất lượng và quy mô. Tiếp tục tạo điều kiện cho các cán bộ đi học tập, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để nâng cao trình độ và khả năng hội nhập.

Tăng cường đội ngũ giảng viên giảng dạy, bảo đảm chất lượng và quy mô tuyển sinh cho ngành đào tạo.

Xây dựng chính sách thu hút và sử dụng cán bộ có trình độ cao về Khoa. Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu suất và hiệu quả.Đặc biệt coi trọng chính sách thu hút các chuyên gia hàng đầu, tạo sự chuyển biến mạnh về chất của đội ngũ giảng viên, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ cán bộ thông qua việc cải thiện môi trường làm việc thân thiện, áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến cho đội ngũ.

Có kế hoạch đào tạo liên tục và thường xuyên đội ngũ cán bộ hiện có. Sử dụng hợp lý năng lực chuyên môn. Bố trí cán bộ theo hướng chuyên sâu, nhưng đồng thời vẫn có khả năng triển khai và thực hiện tốt các công việc của đơn vị khi cần thiết (đặc biệt là đội ngũ giảng viên).

Cụ thể hóa các tiêu chuẩn tuyển dụng, đồng thời có chính sách đề bạt hợp lý tạo điều kiện cho mọi cán bộ công chức phấn đấu và phát triển.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn quốc tế.

Đến năm 2030, số cán bộ giảng dạy chiếm 80% tổng số cán bộ, trong đó tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ SĐH là 80-90%. Tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 40% vào năm 2023và đạt khoảng 50% vào năm 2030. Tỉ lệ cán bộ có học hàm GS, PGS đạt 5% vào năm 2023 và 10-15% vào năm 2030, tỷ lệ giảng viên chính trên 10%.

100% cán bộ là giảng viên sử dụng được ngoại ngữ phục vụ cho việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu và giao tiếp thông thường.

Mỗi năm có 05-10 lượt giảng viên và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Dược-TrườngĐại học Y Dược Huế.

100% cán bộ quản lí được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lí đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ theo chức danh đảm nhận. 100% nhân viên được đào tạo đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn đảm trách.

3. Giải pháp chiến lược

Để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng và số lượng hợplý, Khoa Dược tiến hành thực hiện các giải pháp sau:

  • Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ. 
  • Bổ sung thêm cán bộ giảng dạy và kỹ thuật viên để đáp ứng nhu cầu đào tạo. Bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác Dược lâm sàng tại Khoa Dược bệnh viện.
  • Cử giảng viên đi học tập về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị theo chiến lược quy họach, đào tạo đội ngũ cán bộ của trường.
  • Tạo mọi điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí cho giảng viên và cán bộ quản lý đi học trong nước để đạt trình độ chuẩn hoá theo quy định.
  • Thường xuyên tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng, giữ lại trường những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt và thành tích học tập xuất sắc để đào tạo thành giảng viên.
  • Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức có phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Khoa Dược.
  • Có kế hoạch Thành lập các Bộ môn mới, phù hợpvới tình hình phát triển thực tế. Tách các liên bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật Dược, bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội, bộ môn Hóa lý – Hóa dược – Hóa hữu cơ thành những bộ môn độc lập.

4.Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá kết quả đạt được

  • Tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ viên chức, đảng viên, sinh viên trong toàn Khoa về việc thực hiện kế hoạch chiến lược.
  • Xây dựng lộ trình thực hiện, đề ra các biện pháp tiến hành cụ thể.
  • Phân công cán bộ, đơn vị theo dõi, chỉ đạo và giám sát.

 

Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế