Bộ môn Phụ sản

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Đào tạo

Hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo đúng kế hoạch đào tạo của Nhà trường, tổ chức thi và kiểm tra đúng qui chế.

1.1. Đào tạo Đại học

  • Giảng dạy hệ Y khoa chính quy:  năm thứ 4 học về triệu chứng học và bệnh lý, năm thứ 5 và năm thứ 6 về điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa
  • Hướng dẫn 13 luận văn tốt nghiệp cho sinh viên Y khoa hệ chính quy, tất cả đã bảo vệ thành công Luận văn tốt nghiệp.
  • Giảng dạy hệ Bác sĩ đa khoa 4 năm: năm thứ  4 về triệu chứng, bệnh lý và điều trị Sản Phụ khoa.
  • Xây dựng và hoàn thiện Giáo trình, tham gia giảng dạy các chứng chỉ chuyên ngành Sản Phụ khoa và Sức khoẻ sinh sản cho sinh viên chính quy và tại chức thuộc các chuyên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y học, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phòng và Y tế công cộng, Cử nhân Phụ sản. 
  • Tăng cường triển khai ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực: bài giảng tương tác bằng PowerPoint, trong đó tăng cường sử dụng hình ảnh minh hoạ, video clip; ứng dụng các phương pháp thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, đóng vai
  • Đánh giá lý thuyết hoàn toàn bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Gồm 6000 câu hỏi.
  • Đánh giá kỹ năng lâm sàng theo phương pháp  cấu trúc khách quan (OSCE) dưới hình thức thi chạy trạm trên mô hình và cả trên bệnh nhân/khách hàng thật, áp dụng cho sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 6 hệ chính quy.

1.2. Đào tạo Sau đại học

Bộ môn đã chủ động biên soạn giáo trình, tham gia đào tạo và hoàn thành chương trình đào tạo, tổ chức thi các chứng chỉ, thi Tốt nghiệp và bảo vệ Luận văn, Luận án tốt nghiệp đúng qui chế cho các khối lớp Sau đại học tại chỗ và từ xa:

  • Chuyên khoa cấp I Sản Phụ Khoa: 7 Chứng chỉ chuyên ngành.
  • Chuyên khoa cấp I Ngoại khoa: Chứng chỉ hỗ trợ Sản Phụ Khoa.
  • Chuyên khoa cấp I Y học gia đình: Chứng chỉ Sản Phụ khoa.
  • Cao học chuyên ngành Sản Phụ Khoa: 7 Chứng chỉ chuyên ngành.
  • Cao học Ngoại khoa: Chứng chỉ hỗ trợ Sản Phụ Khoa.
  • Chuyên khoa cấp II: chuyên ngành Sản Phụ Khoa, chuyên ngành Phụ khoa, chuyên ngành Sản khoa: mỗi chuyên ngành 6 Chứng chỉ.
  • Bác sĩ nội trú Bệnh viện chuyên ngành Phụ Sản.
  • Nghiên cứu sinh chuyên ngành Phụ khoa, đã bảo vệ thành công 5 luận án cấp Nhà nước và 2 luận án cấp Cơ sở.
  • Cập nhật và biên soạn tài liệu giảng dạy để xuất  bản một số đầu sách, giáo trình giảng dạy cho các lớp Đại học và Sau đại học.

2. Điều trị bệnh nhân

Cán bộ giảng dạy của Bộ môn đã tham gia tốt công tác điều trị, phục vụ bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Qua việc tham gia công tác điều trị và giảng dạy lâm sàng cho các đối tượng sinh viên khác nhau, Bộ môn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

3. Nghiên cứu khoa học

- Đề tài cấp độc lập cấp Nhà nước : 01

- Đề tài cấp Đại học Huế đã được nghiệm thu: 02

- Đề tài cấp Tỉnh đã nghiệm thu: 01

- Giải nhất khoa học công nghệ các trường cao đẳng và đại học toàn quốc: 01

- Giải nhì poster hội nghị Pháp – Việt: 01

4. Hợp tác quốc tế và hoạt động dự án

- Nhiều cán bộ đi học tập và trao đổi ngắn hạn về chuyên ngành: siêu âm sản phụ khoa, phẫu thuật nội soi, điều trị hiếm muộn.

- 01 cán bộ đã hoàn thành nhiệm vụ học tập tại Hàn Quốc đã trở về.

Ban Chủ nhiệm và toàn thể cán bộ Bộ môn đã không ngừng chủ động tìm kiếm các đối tác quốc tế như Hiệp hội ung thư của Mỹ, Hội sản phụ khoa của Pháp … để thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác, đào tạo cho các học viên Sau Đại học, nhằm tăng cường nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh cho khu vực Miền trung.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác

5.1. Tham gia các Hội nghị, Hội thảo

 Các cán bộ khoa học của Bộ môn đã tham gia trình bày nhiều bài báo cáo nghiên cứu và báo cáo tổng quan trong lĩnh vực Sản Phụ khoa và Giáo dục học tại các Hội nghị khoa học trong nước và nước ngoài.

5.2. Xây dựng đội ngũ và xây dựng cơ sở vật chất

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên của Bộ môn. Nắm vững các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo để triển khai và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

- Kế hoạch hoá chương trình đào tạo hằng năm dựa vào khung chương trình đào tạo của Nhà trường. Cụ thể hoá từng công việc cho cán bộ công nhân viên của Bộ môn trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và từng năm học. Phân công trách nhiệm và từng công việc cụ thể.

- Lập sổ theo dõi, đánh giá, định kỳ tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm trong đào tạo và các công tác khác.

- Định hướng phát triển cho Bộ môn trước mắt và lâu dài.

- Tạo điều kiện cho sự kết hợp giữa trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ công nhân viên của Bộ môn

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ trong công tác đào tạo và điều trị bệnh nhân

- Xây dựng sự đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên Bộ môn và cán bộ công nhân viên của Nhà trường.

5.3. Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên

Ban Chủ nhiệm Bộ môn và tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của tập thể cán bộ Bộ môn, hỗ trợ mọi mặt trong công tác chuyên môn cũng như trong cuộc sống, giúp đỡ tạo điều kiện để mọi người cùng chung sức, đoàn kết để xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh.

5.4. Hoạt động tổ chức Đảng, đoàn thể

Bộ môn đã định kỳ tổ chức họp, đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai các mặt hoạt động để xây dựng Đảng, đoàn thể vững mạnh, góp ý xây dựng cũng như khen thưởng đúng lúc, đề cử những người đủ phẩm chất đạo đức đứng vào hàng ngũ của Đảng và đoàn thể. Công đoàn Bộ môn thường xuyên giới thiệu quần chúng gương mẫu lên Chi bộ Phụ Sản để phát triển Đảng viên mới. Các cán bộ của Bộ môn đã tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn thuộc chuyên ngành ở cấp quốc gia, tích cực tham gia và đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động của Hội Phụ Sản khoa và Sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam (Uỷ viên Thường vụ, Quyền Tổng Biên tập Tạp chí Phụ Sản), Hội Phụ Sản Thừa Thiên Huế (Chủ tịch).

5.5. Chấp hành chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước

Cán bộ công nhân viên của Bộ môn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia đầy đủ các buổi học chính trị đầu khoá và các buổi học quán triệt chủ trương chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước; chấp hành nghiêm các nội quy quy chế hoạt động của Đại học Huế và Trường Đại học Y Dược Huế.

6. Phương hướng

- Tổ chức tốt việc giảng lâm sàng dựa theo vấn đề cho sinh viên tại các cơ sở thực hành. 

- Duy trì báo cáo các chuyên đề sàng tuần theo với nội dung phù hợp với các Chứng chỉ chuyên ngành đang học.

- Tổ chức việc tham dự giờ giảng của Ban Chủ nhiệm Bộ môn đối với các cán bộ giảng của Bộ môn, đặc biệt là các cán bộ trẻ.

- Tăng cường công tác giảng dạy lâm sàng bằng các chỉ tiêu cụ thể cho sinh viên và học viên sau đại học (cho từng khối lớp).

- Tăng cường đội ngũ CBGD Sau đại học của Bộ môn. 

- Ổn định công tác tổ chức của Bộ môn.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ chủ nhiệm các khối lớp Đại học và Sau đại học.

- Sử dụng đội ngũ cán bộ nội trú tham gia giảng dạy sinh viên.

Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế