Khoa Điều dưỡng

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

“Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao, có khả năng hội nhập Quốc tế”; và tầm nhìn “Đến năm 2030, Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế trở thành một Trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao”. Trong từng giai đoạn cụ thể và tùy vào điều kiện sẽ có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của khoa và của nhà trường.


 

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA ĐIỀU DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020


 

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ KHOA ĐIỀU DƯỠNG

Khoa Điều dưỡng là đơn vị quản lý hành chính cơ sở về đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường Đại học Y Khoa Huế, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Ðào tạo Cử nhân Ðiều dưỡng có y đức, có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở, có đủ kiến thức và kỹ năng ở trình độ đại học để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, quản lý, tham gia phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên. Để thực hiện sứ mạng của khoa là “Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao, có khả năng hội nhập Quốc tế”; và tầm nhìn “Đến năm 2030, Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế trở thành một Trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao”.

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.
2. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với ngành nghề,
3. Chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
4. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.
5. Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
6. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bổ trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
7. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.
8. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của khoa và sử dụng có hiệu quả.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC KHOA ĐIỀU DƯỠNG

1. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của khoa, của trường.
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được khoa và trường giao.
3. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và khoa giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Khoa và nhà Trường
5. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành.
6. Chủ trì việc đào tạo chuyên ngành cho một hoặc một số chuyên ngành; chủ trì việc đào tạo các chuyên ngành sau đại học.
7. Tích cực tìm kiếm các đối tác với nước ngoài trong các lĩnh vực đào tạo và các lĩnh vực khác.
8. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn và sử dụng có hiệu quả.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG SAU KHI TỐT NGHIỆP

1. Mục tiêu chung

1.1. Thái độ

- Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác tốt với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Trung thực khách quan, thận trong trong chuyên môn.
- Khiêm tốn tự học vươn lên.

1.2. Kiến thức          

- Vận dụng được kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, chuyên ngành đào tạo và thực hành nghề nghiệp.
- Giải thích được những quy luật cơ bản về khoa học tự nhiên, y xã hội và các nguyên lý chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ người bệnh và người bình thường.
- Mô tả được phương pháp luận khoa học trong y học và nghiên cứu khoa học.
- Mô tả đầy đủ quy trình điều dưỡng để áp dụng và thực hành chăm sóc và theo dõi người bệnh.
- Nêu được các nội dung của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

1.3. Kỹ năng

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
- Lập kế hoạch chăm sóc, xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sỹ, đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, phối hợp với bác sỹ trong chăm sóc người bệnh.
- Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế.
- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
- Phối hợp với đồng nghiệp, chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
- Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
- Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về chuyên môn

- Tổ chức tiếp nhận người bệnh, người tàn tật, thân nhân đến khoa để khám, chữa bệnh hoặc yêu cầu tư vấn về sức khoẻ.
- Thực hiện cấp cứu ban đầu và tham gia cấp cứu người bệnh.
- Thực hiện và tổ chức thực hiện y lệnh và hỗ trợ bác sỹ tiến hành các thủ thuật điều trị.
- Theo dõi và phát hiện những diễn biến của bệnh, ghi phiếu theo dõi chăm sóc và trao đổi với bác sỹ điều trị.
- Xây dựng và thực hiện quy trình điều dưỡng.
- Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, thực hiện tốt chế độ tử vong.
- Tham gia chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trong phạm vi được phân công.

2.2. Về quản lý điều dưỡng

- Quản lý tốt điều dưỡng bệnh viện, khoa, phòng, buồng bệnh, phòng khám, bệnh nhân nơi làm việc.
- Quản lý trang thiết bị, thuốc, hồ sơ, bệnh án và các tài sản khác.
- Quản lý công tác hành chính khoa, phòng, phòng khám khi được phân công.
- Ðiều hành, quản lý và sử dụng nhân lực điều dưỡng để chăm sóc, phục vụ người bệnh.
- Ðiều hành, giám sát các hoạt động điều dưỡng của đơn vị.
- Nâng cao được năng lực về giao tiếp, cũng như kỹ năng lãnh đạo và quản lý.

2.3. Về phòng bệnh và giáo dục sức khoẻ

- Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, thân nhân của người bệnh.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khoẻ và phòng bệnh trong phạm vi mình phụ trách.
- Tham gia phòng chống dịch, các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

2.4. Về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tự học và tham gia các lớp đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tham gia nghiên cứu khoa học.

2.5. Về thái độ

- Tận tuỵ và hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác tốt với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Khiêm tốn tự học vươn lên.

 

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA ĐIỀU DƯỠNG 5 NĂM 2010-2015

5 năm (2010-2015), Trường Đại học Y khoa Huế đã có nhiều bước chuyển biến mới trên mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công chức ngày càng được cải thiện. Với thuân lợi đó Khoa Điều dưỡng đã thực hiện thành công và có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể các mặt công tác như sau:

1. Về chính trị tư tưởng                                                                            

Toàn thể các cán bộ trong Khoa luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách, các quy định của Đảng, nhà nước, cũng như của nhà Trường đề ra.

Tham gia tích cực các buổi học tập chính trị cũng như các buổi báo cáo thảo luận do Nhà trường và Đại học Huế tổ chức.

Tham gia nhiệt tình các hoạt động của Nhà trường cũng như của công đoàn trường và đoàn TNCSHCM tổ chức.

Luôn hoàn thành các công tác khác mà Nhà trường giao phó. Không có cán bộ công chức nào vi phạm khuyết điểm.

2. Ðội ngủ giảng viên

Đã nhận thêm 5 cán bộ giảng dạy mới, nâng tổng số cán bộ lên 22 người.

Cán bộ có trình độ sau đại học 12/22 người.

100% cán bộ biết sử dụng tin học, sử dụng vào công tác chuyên môn.

Phát triển câu lạc bộ Anh văn, Tiếng Hàn cho sinh viên hệ điều dưỡng.

Tổ chức các buổi thao giảng của các giáo viên trẻ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Quản lý chặt chẽ ngày công và giờ công của cán bộ công chức trong khoa.

Từng bước sắp xếp và nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy ở các bộ môn.

3. Về công tác đào tạo

Tham gia giảng đầy đủ và có chất lượng các giờ giảng lý thuyết và thực hành của Nhà trường giao phó: ÐD cơ bản, ÐD Nội, ÐD Ngoại, ÐD Sản, ÐD Nhi, ÐD cộng đồng, Quản lý điều dưỡng cho các hệ: cử nhân điều dưỡng, Y, Răng hàm mặt, cử nhân Y tế công cộng,...

Tham gia giảng dạy các lớp CNÐD tại các tỉnh: Ðồng Nai, Bình Định,...

Hoàn thiện và tái bản 8 quyển giáo trình về chuyên ngành điều dưỡng, đã được Hội đồng sách Bộ Y tế nghiệm thu và cho in sách giáo khoa (2 quyển điều dưỡng cơ bản; 2 quyển điều dưỡng Nội; 2 quyển điều dưỡng Ngoại; 1 quyển điều dưỡng Sản; 1 quyển điều dưỡng Nhi).

100% các môn học do Khoa phụ trách giảng dạy đều tổ chức thi trắc nghiệm.

Hoàn thiện dần ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ðiều dưỡng cơ bản, Ðiều dưỡng cơ bản I và II, Ðiều dưỡng Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Quản lý Ðiều dưỡng, Ðiều dưỡng Cộng đồng để phục vụ cho các kỳ thi của sinh viên đảm bảo tính khách quan công bằng trong thi cử.

Tổ chức thành công các hội thảo Quốc tế về điều dưỡng.

Hỗ trợ về điều kiện và kinh phí cho sinh viên đi thực tập ở cộng đồng và làm luận văn tốt nghiệp.

4. Công tác nghiên cứu khoa học và đối ngoại

Hướng dẫn trên 30 luận văn cho Bác sĩ đa khoa và sinh viên Điều dưỡng.

Hướng dẫn 6 luận văn cho các lớp CK2 và thạc sĩ Y khoa.

Tham gia thực hiện trên 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2 cấp Bộ.          Tham gia 12 đề tài cho hội nghị khoa học trẻ, hội nghị khoa học nữ. Nhiều đề tài đạt các giải cao ở HN khoa học tuổi trẻ sáng tạo toàn Quốc.

Tham gia nhiều hội thảo khoa học tại trường, trong và ngoài nước.

Tổ chức nhiều hội thảo có tính quốc tế về chuyên ngành điều dưỡng.

Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho cán bộ và sinh viên nước ngoài đến làm việc: phiên dịch, phòng làm việc, điều kiện làm việc và học tập. Nhiều Đại học của nước ngoài đã gởi sinh viên về Khoa Điều dưỡng thực tập (Phần Lan, Mỹ, Đức, Hà Lan).

Tăng cường hợp tác quốc tế vào các lĩnh vực đào tạo, trang bị các phương tiện giảng dạy, trao đổi cán bộ và sinh viên với các Đại học Điều dưỡng: Phần Lan; Witten, Đức; Hà Lan; Memorial, Canada; Úc; Indiana, Hawaii, Temple, Hoa Kỳ; Các tổ chức phi chính phủ: Tổ chức DHF, Medrix, Tình nguyện quốc tế, Friendship Bridge Nurses, HVO, Hoa Kỳ. Qua hợp tác đã có nhiều cán bộ được tham quan và học tập ở nước ngoài… và rất nhiều mô hình, sách vở, các dụng cụ dạy học khác.

5. Công tác cơ sở vật chất, tài chính

Quản lý tốt các cơ sở vật chất hiện có, sử dụng có hiệu quả và lâu bền.

Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy.

Trang bị thêm bàn ghế, máy vi tính phục vụ cho cán bộ làm việc

Hoàn thiện và nâng cấp trang Web của khoa, phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên.

6. Công tác đoàn thể và tham gia các hoạt động của nhà trường

Cán bộ công chức trong khoa tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể quần chúng.

Tích cực tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện trường.

Tham gia tốt các hoạt động của công đoàn Trường tổ chức.

Tham gia các hoạt động của nữ công tổ chức nhân ngày 8/3 và 20/10.

Giới thiệu các quần chúng ưu tú cho chi bộ xem xét bồi dưỡng để phát triển Ðảng (kết nạp 2 đảng viên mới).

Tổ chức tốt nhân ngày Quốc tế về điều dưỡng; phát thưởng cho các cháu học giỏi; tổ chức phát quà cho các cháu nhân ngày 1/6.

Tổ chức tham gia nghỉ hè cho cán bộ công chức, tổ chức sinh nhật cho cán bộ công chức trong khoa; thăm hỏi động viên khi cán bộ đau ốm, khó khăn.

 

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHOA ĐIỀU DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Y Dược Huế, đồng thời tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, Khoa Điều dưỡng sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động sau, nhằm thực hiện sứ mạng của khoa là: “Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao, có khả năng hội nhập Quốc tế”; và tầm nhìn “Đến năm 2030, Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế trở thành một Trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng chất lượng cao”.

1. Về chính trị tư tưởng                                                                            

Toàn thể các cán bộ trong Khoa luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách, các quy định của Đảng, nhà nước, cũng như của nhà Trường đề ra.

Tham gia tích cực các buổi học tập chính trị cũng như các buổi báo cáo thảo luận do Nhà trường và Đại học Huế tổ chức.

Tham gia nhiệt tình các hoạt động của Nhà trường cũng như của công đoàn trường và đoàn TNCSHCM tổ chức.

Luôn hoàn thành các công tác khác mà Nhà trường giao phó.

Không có cán bộ công chức nào vi phạm khuyết điểm.

2. Ðội ngủ giảng viên

Ðến năm 2020, thêm 2-3 cán bộ trẻ sẽ hoàn thành chương trình cao học, 3 đến 4 cán bộ hoàn thành luận án tiến sĩ được đào tạo trong nước và nước ngoài. Nâng tổng số cán bộ có bằng cấp thạc sĩ là 8/22 cán bộ, tiến sĩ là 8/22 cán bộ.

100% cán bộ biết sử dụng tin học vận dụng vào công tác chuyên môn.

Duy trì câu lạc bộ tiếng Anh và tiếng Hàn cho sinh viên hệ điều dưỡng.

Thường xuyên tổ chức các buổi giảng về chuyên ngành điều dưỡng để cán bộ tham gia học tập.

Thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng của các giáo viên trẻ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

3. Công tác tổ chức cán bộ

Nâng cao khả năng quản lý và tự quản của cán bộ và các bộ môn.

Quản lý chặt chẽ ngày công và giờ công của cán bộ công chức trong khoa.

Từng bước sắp xếp và nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy ở các bộ môn.

Hàng năm nhận 1 cán bộ giảng dạy mới.

Từng bước chuyên môn hóa các chuyên ngành được đào tạo cho cán bộ.

4. Về công tác đào tạo

4.1. Công tác giảng dạy

Tham gia giảng đầy đủ và có chất lượng các giờ giảng lý thuyết và thực hành của Nhà trường giao phó: ÐD cơ bản, ÐD Nội, ÐD Ngoại, ÐD Sản, ÐD Nhi, ÐD cộng đồng, Quản lý điều dưỡng cho các hệ: cử nhân điều dưỡng, Y, Răng hàm mặt, cử nhân Y tế công cộng.

Tiếp tục hoàn thiện dần giáo trình, tiếp tục đăng ký để nghiệm thu sách giáo khoa về chuyên ngành điều dưỡng.

Tham gia giảng dạy các lớp CNÐD tại các tỉnh có đào tạo về điều dưỡng.

Từng bước hoàn thiện và đi vào hoạt động của Đơn vị huấn luyện kỹ năng, đặc biệt là trung tâm Hue - Halla -Gachon.

Hoàn chỉnh các chương trình và các điều kiện để mở đào đạo về điều dưỡng sau đại học về thạc sĩ điều dưỡng.

4.2. Soạn câu hỏi trắc nghiệm

Các môn học do Khoa phụ trách giảng dạy đều tổ chức thi trắc nghiệm.

Hoàn thiện dần ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Ðiều dưỡng cơ bản, Ðiều dưỡng cơ bản I và II, Ðiều dưỡng Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Quản lý Ðiều dưỡng, Ðiều dưỡng Cộng đồng để phục vụ cho các kỳ thi của sinh viên đảm bảo tính khách quan công bằng trong thi cử.

Phân công cụ thể từng thành viên trong Ban chủ nhiệm khoa, chịu trách nhiệm các lĩnh vực để ra đề thi.

5. Công tác nghiên cứu khoa học và đối ngoại

5.1. Nghiên cứu khoa học

Hướng dẫn luận văn cho các lớp CKI, II và thạc sĩ.

Hướng dẫn tiểu luận tốt nghiệp cho các lớp cử nhân điều dưỡng.

Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp Bộ.       

Tham gia các hội thảo khoa học tại trường, trong và ngoài nước (nếu có).

Tích cực tham gia các đề tài cho hội nghị khoa học trẻ.

Hằng năm, chỉ tiêu phấn đấu của Khoa Điều dưỡng sẽ thực hiện được:

- 1 đề tài cấp Bộ,
- 5-10 đề tài cấp trường,
- 10- 20 đề tài hướng dẫn cho sinh viên điều dưỡng,
- 10 - 20 đề tài hưỡng dẫn luận văn thạc sĩ điều dưỡng.

5.2. Công tác đối ngoại

Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho cán bộ và sinh viên nước ngoài đến làm việc: phiên dịch, phòng làm việc, điều kiện làm việc và học tập…          

Tích cực phát huy những thành quả đã đạt được về hợp tác quốc tế. Tiếp tục tìm kiếm các đối tác mới.

Tăng cường hợp tác quốc tế vào các lĩnh vực đào tạo, trang bị các phương tiện giảng dạy, trao đổi cán bộ và sinh viên.

Tăng cường hợp tác về lĩnh vực học tập của các sinh viên quốc tế đến thực tập tại Khoa.

Có tỷ lệ > 80% cán bộ GD làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

6. Công tác cơ sở vật chất, tài chính

- Quản lý tốt các cơ sở vật chất hiện có, sử dụng có hiệu quả và lâu bền.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy.
- Mua sắm thêm các mô hình, các vật liệu dạy học và quản lý tốt cơ sở vật chất.
- Trang bị thêm bàn ghế, máy vi tính phục vụ cho cán bộ làm việc.
- Hoàn thiện và nâng cấp trang Web của khoa, đảm báo có nội dung tốt phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên.
- Hoàn thiện các bảng các sơ đồ của khoa về: sơ đồ tổ chức, tầm nhìn, sứ mạng, chỉ dẫn, ....

7. Công tác đoàn thể và tham gia các hoạt động của nhà trường

Cán bộ công chức trong khoa tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể quần chúng.

Tích cực tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện trường.

Tham gia tốt các hoạt động của công đoàn Trường tổ chức.

Thường xuyên giới thiệu các quần chúng ưu tú cho chi bộ xem xét bồi dưỡng để phát triển Ðảng.

Tổ chức phát thưởng cho các cháu học giỏi.

Tổ chức phát quà cho các cháu nhân ngày 1/6.

Tổ chức tham gia nghỉ hè cho cán bộ công chức.


 

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC MỤC TIÊU ĐỀ RA CỦA KHOA ĐIỀU DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2015-2020


 

TRÁCH NHIỆM, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CÁN BỘ GIẢNG DẠY

1. Trách nhiệm đối với cán bộ giảng dạy

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường Đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hiệu trưởng, của Khoa và Bộ môn quy định.
- Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được Trường, Khoa, Bô môn giao.
- Tham gia đóng góp ý kiến vào việc giải quyết những vấn đề quan trọng của nhà trường, của khoa, bộ môn.
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, Đoàn thể khi được tín nhiệm.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy

- Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học do Khoa và bộ môn phân công.
- Giảng dạy theo nội dung, chương trình được khoa quy định.
- Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Tham gia, chủ trì các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
- Chịu sự giám sát của Khoa và Bộ môn về chất lượng, nội dung và phương pháp giảng dạy.
- Hướng dẫn giúp đỡ sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của ngạch giảng viên.
- Phấn đấu đạt được các học hàm, học vị cao hơn nhiệm kỳ trước.
- Tích cực tìm kiếm các đối tác nước ngoài để có thêm các dự án mới.

3. Quyền lợi của cán bộ giảng dạy

- Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp. Được sử dụng các dịch vụ đào tạo, NCKH và các dịch vụ của Khoa, Bộ môn phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu, phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
- Được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
- Được tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong và nước ngoài theo quy định của nhà trường.
- Được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định. Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của giảng viên.

 

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHOA ĐIỀU DƯỠNG

1. Đối với cán bộ giảng dạy cơ hữu

- Có tinh thần xây dựng và phát triển khoa ngày càng lớn mạnh.
- Tham gia tất cả các hoạt động của khoa, với trách nhiệm cao.
- Chấp hành sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa về mọi mặt.
- Hoàn thành kế hoạch giảng dạy, NCKH được phân công.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ.
- Khi giảng phải có kế hoạch bài giảng, bài giảng cũng như câu hỏi lượng giá.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và vật liệu dạy học.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên ngành giảng dạy.
- Định kỳ thao giảng trước khoa về công tác giảng dạy.
- Tham gia dự giờ giảng.
- Tích cực tham gia quản lý sinh viên, hướng dẫn sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Thực hiện các quy định khác theo ngạch giảng viên.

2. Đối với cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm

- Có tinh thần xây dựng và phát triển khoa ngày càng lớn mạnh.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ.
- Phải chấp hành sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa về công tác giảng dạy.
- Khi giảng phải có kế hoạch bài giảng, bài giảng cũng như câu hỏi lượng giá.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Tham gia một số công việc của khoa khi có yêu cầu.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học theo hướng chuyên ngành giảng dạy.
- Định kỳ thao giảng trước khoa về công tác giảng dạy.
- Tham gia dự giờ giảng.
- Tích cực tham gia quản lý sinh viên, hướng dẫn sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Thực hiện các quy định khác theo ngạch giảng viên.

3. Đối với cán bộ trợ giảng, thư ký và phục vụ

- Có tinh thần xây dựng và phát triển khoa ngày càng lớn mạnh.
- Chấp hành sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa về mọi mặt.
- Hoàn thành công tác chuyên môn được giao.
- Hỗ trợ và chuẩn bị các yêu cầu cần thiết cho cán bộ giảng dạy về lý thuyết và thực hành khi có yêu cầu.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Tham gia giúp đỡ và hướng dẫn cho sinh viên trong học tập.
- Đảm bảo thời gian làm việc theo quy định đối với cán bộ hành chính.
- Thực hiện các quy định khác theo quy định của CBCC.

 

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIAI ĐOẠN 2015-2020

1. Định hướng phát triển

- Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 có đủ cán bộ giảng dạy mới để đáp ứng với công tác giảng dạy, NCKH.
- Thành lập đủ các bộ môn theo quy định của khoa.
- Tăng cường học tập nâng cao trình độ, phấn đấu 100% cán bộ có được trình độ Thạc sĩ về chuyên ngành điều dưỡng và 30% cán bộ có trình độ tiến sĩ.
- Tăng cường học tập ngoại ngữ và vi tính, để có thể làm việc độc lập được với người nước ngoài.
- Mở các lớp đào tạo lại cho cán bộ.
- Tăng cường trao đổi cán bộ qua hợp tác quốc tế với một số nước có ngành điều dưỡng phát triển, nhằm nâng cao khả năng chuyên môn.
- Có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên khoa. Phấn đấu có đủ cán bộ theo yêu cầu để mở các lớp chuyên ngành sau đại học về điều dưỡng, trước mắt là Thạc sĩ về điều dưỡng.
- Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về quản lý và có trình độ chuyên môn cao, để bổ sung vào cán bộ quản lý của Khoa, Bộ môn nhiệm kỳ 2019-2024.

2. Kế hoạch cụ thể

- Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trước mắt do chưa có biên chế đủ, vì vậy cần tăng cường đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ mời giảng. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 có đủ cán bộ giảng dạy mới để đáp ứng với công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
- Hàng năm nhận thêm 1 cán bộ giảng dạy mới theo chuyên ngành. Đến năm 2020 hình thành được 5 bộ môn trực thuộc khoa và mỗi bộ môn có từ 5 đến 6 cán bộ giảng dạy.
- Yêu cầu tuyển chọn cán bộ giảng dạy:

  • Sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi và rèn luyện tốt.
  • Có khả năng sư phạm và một số kỹ năng mền khác.
  • Yêu ngành nghề.
  • Các yêu cầu khác phải đáp ứng theo yêu cầu của nhà trường.

- Tất cả các cán bộ giảng dạy phải tích cực học tập về chuyên môn, ngoại ngữ và tin học. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 có ít nhất:

  • 80% cán bộ có trình độ trên đại học về chuyên ngành thạc sĩ điều dưỡng.
  • 30% cán bộ có trình độ trên đại học về Tiến sĩ.
  • 80% cán bộ giảng dạy có trình độ đại học về ngoại ngữ, các cán bộ khác có thể giao tiếp với người nước ngoài được.
  • 100% cán bộ sử dụng thành thạo về vi tính, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  • Phấn đấu có cán bộ có bằng Cao cấp về trình độ lý luận chính trị.

- Hằng năm mỗi cán bộ giảng dạy phải có ít nhất một lần trình bày trước khoa về phương pháp và nội dung giảng dạy: thao giảng, hướng dẫn giảng dạy, NCKH..., nhằm rút kinh nghiêm về công tác giảng dạy, thi cử và NCKH.
- Hàng năm các cán bộ phải tích cực đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy và các câu hỏi trắc nghiệm.
- Định kỳ mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy; cách ra câu hỏi trắc nghiệm,...
- Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ có sáng kiến tốt áp dụng vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa và Bộ môn.
- Tiếp tục hợp tác với một số nước có ngành điều dưỡng phát triển để liên hệ gởi cán bộ đào tạo về trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về điều dưỡng.
- Hằng năm Khoa, Bộ môn sẽ tiến hành đánh giá cán bộ, nhằm phân loại, đề nghị nhà trường khen thưởng và đề nghị nâng lương sớm trước thời hạn.
- Phát hiện, bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, có nhiều đóng góp cho nhà trường, cho khoa và bộ môn để đề nghị nhà trường bổ sung kịp thời vào các chức vụ quản lý của Khoa, Bộ môn cho nhiệm kỳ 2019-2024.

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

1. Định hướng phát triển

- Mở rộng chương trình đào tạo Cử nhân điều dưỡng chính quy và hệ vừa học vừa làm tại trường và các tỉnh có nhu cầu.
- Tiếp tục đổi mới phương thức giảng dạy tích cực: PBL, TBL,...
- Tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá sinh viên: đánh giá thường xuyên, giữa kỳ và thực hành lâm sàng.
- Hoàn thiện dần giáo trình, tiếp tục đăng ký để nghiệm thu sách giáo khoa về chuyên ngành điều dưỡng.
- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn.
- Mở các lớp đào tạo tại chỗ tại các tỉnh có nhu cầu.
- Thực hiện luận văn cho sinh viên tốt nghiệp về chuyên ngành điều dưỡng.
- Tiếp tục mở các lớp đào tạo Chuyên khoa 1 về điều dưỡng.
- Ðào tạo Cử nhân điều dưỡng có trình độ sau đại học về điều dưỡng: hợp tác với nước ngoài mở chuyên ngành Thạc sĩ về điều dưỡng và từng bước mở lớp thạc sĩ trong nước.

2. Kế hoạch phát triển

- Hoàn chỉnh dần tất cả các giáo trình giảng dạy về các loại hình đào tạo cử nhân điều dưỡng.
- Tiếp tục đăng ký nghiệm thu sách giáo khoa với Bộ Y tế về chuyên ngành điều dưỡng: về sách truyền nhiễm, cộng đồng,...
- Tiếp tục triển khai xây dựng các phương pháp giảng dạy mới: PBL, TBL,...
- Tiếp tục hoàn thiện bộ câu hỏi trắc nghiệm, khuyến khích các bộ môn tạo ngân hàng câu hỏi.
- Tổ chức kiểm tra ĐVHT, thi giữa kỳ theo đúng quy định của nhà trường.
- Tổ chức cho sinh viên học hè theo quy định của nhà trường.
- Định kỳ vào dịp cuối học kỳ và cuối năm, Khoa tổ chức lấy ý kiến đóng góp về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy của cán bộ, cũng như các đề xuất của sinh viên.
- Điều tra, nghiên cứu về nhân lực điều dưỡng tại một số địa phương để mở rộng đào tạo tại chỗ hệ VHVL.
- Tạo nguồn vốn từ các dự án để mở các lớp đào tạo lại.
- Hợp tác với nước ngoài để mở các khóa đào tạo xuất khẩu lao động về điều dưỡng: Nhật Bản, Đức,...
- Xây dựng một số chương trình đào tạo đối với các hệ đào tạo sau đại học.
- Hợp tác với một số nước có kinh nghiệm về đào tạo điều dưỡng để đào tạo cử nhân điều dưỡng có trình độ sau đại học: thạc sĩ.

 

 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

1. Định hướng phát triển

Hướng dẫn tiểu luận tốt nghiệp cho các lớp cử nhân điều dưỡng.

Hướng dẫn luận văn cho các lớp CKI, II và thạc sĩ.

Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp Bộ.

Tham gia các hội thảo khoa học tại trường, trong và ngoài nước.

Thực hiện các sáng kiến về y học và cải tiến về phương pháp giảng dạy.

2. Kế hoạch hoạt động và chỉ tiêu thực hiện

Các cán bộ giảng dạy luôn tích cực tìm tòi phát hiện những cái mới trong nghiên cứu khoa học.

Hằng năm, chỉ tiêu phấn đấu của Khoa Điều dưỡng sẽ thực hiện được:

- 1 đề tài cấp Bộ.
- 5-10 đề tài cấp trường.
- 10-20 đề tài hướng dẫn luận văn sinh viên điều dưỡng.
- 10-20 đề tài hướng dẫn luận văn thạc sĩ điều dưỡng.
- 1-2 sáng kiến cải tiến về y học và phương pháp giảng dạy.

Hằng năm, mỗi cán bộ giảng dạy phấn đấu thực hiện có ít nhất 1 đề tài cấp trường hay hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho các lớp sinh viên, đồng thời tích cực tham gia thực hiện đề tài cấp Bộ với các cán bộ có kinh nghiệm.

3. Các vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu khoa học

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cần phù hợp với điều kiện kinh phí, trang thiết bị và nhu cầu thực tiễn.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học luôn được đánh giá bởi Ban chủ nhiệm Khoa để xác định những vấn đề ưu tiên và tính khả thi trong nghiên cứu trước khi trình lên nhà trường xét duyệt và tiến hành nghiên cứu.
- Định kỳ báo cáo tiến độ nghiên cứu khoa học với Ban chủ nhiệm khoa và khi hoàn thành đề tài phải thông qua đánh giá tại khoa, trước khi nộp cho nhà trường.
- Chú trọng đến việc thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học về chuyên ngành Điều dưỡng. Những đề tài thực hiện để đánh giá công tác chăm sóc hay nghiên cứu những mô hình chăm sóc bệnh nhân phù hợp với điều kiện hiện tại luôn được ưu tiên.

 

HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Định hướng phát triển

- Tích cực phát huy những thành quả đã đạt được về hợp tác quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế vào các lĩnh vực như đào tạo cán bộ, trang thiết bị và các phương tiện giảng dạy.
- Tăng cường hợp tác về lĩnh vực học tập của các sinh viên quốc tế đến thực tập tại Khoa.
- Trao đổi song phương giữa cán bộ giảng dạy và sinh viên với các trường điều dưỡng quốc tế.
- Có tỷ lệ > 80% cán bộ làm việc trực tiếp với người nước ngoài.

2. Kế hoạch phát triển

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ và sinh viên nước ngoài đến tham quan và làm việc.
- Thu hút nhiều trường Điều dưỡng, tổ chức quốc tế và sinh viên Điều dưỡng nước ngoài đến làm việc và học tập tại Khoa.
- Tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả hơn nữa về mọi mặt với các Đại học Điều dưỡng: Phần Lan; Witten, Đức; Hà Lan; Memorial, Canada; Úc; Indiana, Hawaii, Temple, Hoa Kỳ; Các tổ chức phi chính phủ: Tổ chức DHF, Medrix, Tình nguyện quốc tế, Friendship Bridge Nurses, HVO, Hoa Kỳ,....
- Mỗi cán bộ của khoa phấn đấu sẽ là 1 đại sứ về ngoại giao. Trên cơ sở hợp tác quốc tế sẽ tổ chức các hội thảo quốc tế về điều dưỡng tại Khoa nhằm học tập kinh nghiệm, trao đổi và nâng cao cơ sở vật chất,...
- Trao đổi cán bộ với một số nước có ngành điều dưỡng phát triển, bằng nhiều hình thức: trao đổi giáo viên, đào tạo các khóa học ngắn hạn, dài hạn và dự các hội thảo quốc tế về điều dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

 

NHIỆM VỤ VÀ NGHĨA VỤ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, của Khoa điều dưỡng đề ra.
- Tôn trọng và lễ phép với nhà giáo, cán bộ công nhân viên của nhà trường và của khoa; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường, của Khoa và chấp hành pháp luật của nhà nước.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, của khoa.
- Xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, của khoa.
- Tích cực tham gia các hoạt động của Nhà trường và của Khoa.
- Tích cực tham gia các hoạt động khi khoa có yêu cầu.

Hằng năm Khoa và Bộ môn sẽ căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên để đề xuất với nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên biểu dương, khen thưởng và ưu tiên chọn nhiệm sở sau khi ra trường. Đồng thời Khoa, Bộ môn phối hợp với các tổ chức khác sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vượt khó trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.

Tin nổi bật
Thông tin khác
Thông tin khác
Quản lý văn bản và điều hànhĐào tạo trực tuyến E-LearningTrung tâm thông tin Thư việnTạp chí Y Dược họcPhòng Đào tạo Đại họcKhoa DượcBộ môn MắtBộ môn NộiBộ môn NgoạiTrung tâm Nội tiết SS & Vô sinhBộ Giáo dục và Đào tạoTrung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinhViện Nghiên cứu sức khỏe cộng đồngBệnh viện Trường Đại học Y Dược HuếTrung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế